Điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết đối với hệ thống ngân hàng – một góc nhìn đối chiếu và hàm ý chính sách
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 311.12 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu về các quá trình điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết và tác động của các quá trình đó đến hoạt động ngân hàng. Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là thông qua hệ thống hóa diễn tiến có tính lịch sử, tổng hợp các nhận định, đối chiếu với tác động trên thực tế của các xu hướng này trong hệ thống NH Việt Nam nhằm rút ra các hàm ý chính sách phù hợp đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết đối với hệ thống ngân hàng – một góc nhìn đối chiếu và hàm ý chính sách TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐIỀU TIẾT, GIẢI ĐIỀU TIÊT VÀ TÁI ĐIỀU TIẾT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG – MỘT GÓC NHÌN ĐỐI CHIẾU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH PGS.TS. Lâm Chí Dũng Khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về các quá trình điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết và tác động của các quá trình đó đến hoạt động ngân hàng. Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là thông qua hệ thống hóa diễn tiến có tính lịch sử, tổng hợp các nhận định, đối chiếu với tác động trên thực tế của các xu hướng này trong hệ thống NH Việt Nam nhằm rút ra các hàm ý chính sách phù hợp đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Các hàm ý về chính sách đối với hệ thống NHTM Việt Nam tập trung vào những vấn đề cơ bản: tính không lý tưởng của chính sách; về tự do hóa lãi suất ngân hàng; tăng cường giám sát đối với tín dụng đầu cơ; hạn chế nhập ngành và mở chi nhánh; giám sát các công cụ phái sinh tín dụng và vấn đề ac-bít chính sách. Từ khóa: Điều tiết, Giải điều tiết, Tái điều tiết, Hoạt động ngân hàng 1. Đặt vấn đề Điều tiết (Regulation), Giải điều tiết (Deregulation) và Tái điều tiết (Re-regulation) đối với hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng (NH) nói riêng là những xu hướng có tính lịch sử và có phạm vi chi phối rộng, bao trùm hầu hết các nước, trước hết là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Ngoại trừ những nước có nền kinh tế khá khép kín, tất cả hệ thống tài chính của các nước còn lại đều chịu tác động của những xu hướng này ở những mức độ khác nhau. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Đặc biệt, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện các cam kết mở cửa thị trường tài chính, gỡ bỏ các rào cản về cung cấp dịch vụ tài chính. Trong bối cảnh đó, hệ thống NH Việt Nam phải cam kết tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn quản lý hệ thống có tính quốc tế, tác động của những xu hướng hiện hành trên thế giới càng tăng lên. Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là thông qua hệ thống hóa diễn tiến lịch sử, tổng hợp các phân tích đa chiều, đối chiếu với tác động trên thực tế của các xu hướng này trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm rút ra các hàm ý chính sách phù hợp đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Xuất phát từ mục tiêu nói trên và vì một số hạn chế về dữ liệu, bài viết này có những giới hạn cơ bản sau: - Chỉ tập trung nghiên cứu về diễn tiến và nội dung các xu hướng trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Trong trường hợp cần thiết, minh họa thêm các sự kiện tại các nước phát triển. - Không đi sâu vào các chi tiết kỹ thuật nếu điều đó không giúp ích nhiều cho việc rút ra các hàm ý chính sách. Trừ một nghiên cứu đã công bố của Janice How và Nguyễn Thị Kim Oanh [17] về “quá trình giảm thiểu điều tiết hoạt động ngân hàng tại Úc”, nghiên cứu theo khảo hướng này rất ít hoặc hầu như không được công bố. 2. Tổng quan về các giai đoạn điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết trong hệ thống NH Mỹ và một số nước Vì một số lý do không cơ bản lắm, khái niệm “giai đoạn” ở đây là có tính tương đối. Tuy nhiên, nó không làm sai lệch bản chất của vấn đề nghiên cứu, ngược lại cho phép có được cái nhìn hệ thống và toàn cục. 78 HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG 2.1. Giai đoạn điều tiết Giai đoạn điều tiết thường được biết đến như là đáp ứng của Chính phủ Mỹ từ hệ quả của cuộc Đại suy thoái 1929 -1933, mà xét riêng trong lĩnh vực ngân hàng được đánh dấu bởi sự thông qua đạo luật về hoạt động ngân hàng Mỹ (Banking Acts of 1933). Đạo luật này cũng thường được gọi là đạo luật Glass – Steagall. Theo đó, thuật ngữ điều tiết (Regulation) được hiểu như là những quy định pháp lý nhằm hạn chế hành vi của các ngân hàng, giảm bớt mức độ tự do lấy các quyết định và hành động, đặt các ngân hàng trong khuôn khổ quản lý của các cơ quan thẩm quyền nhất định. Trên thực tế, theo tổng kết của F.S. Mishkin [3, p.264-265], những quy định điều tiết đối với hệ thống NH Mỹ tính từ đầu thế kỷ 20 đã bắt đầu từ năm 1913 với đạo luật về Hệ thống Dự trữ liên bang (Federal Reserve Act) và đạo luật Mc Fadden Act of 1927 với nội dung chủ yếu là cấm các ngân hàng kể cả ngân hàng toàn quốc (National Banks) và ngân hàng tiểu bang (State Banks) được mở chi nhánh ngoài biên gới bang (nơi đặt trụ sở chính). Trước đó nữa - theo P.S. Rose - bắt đầu từ thời kỳ nội chiến với Luật ngân hàng và tiền tệ quốc gia (National Curency and Bank Acts 1863- 1864), bộ luật liên bang đầu tiên quy định về cơ quan quản lý chuyên trách các NH quốc gia là Cục kiểm soát tiền tệ (Comptroller of the Curency) [10,11]. Tuy nhiên, khi đề cập đến giai đoạn điều tiết, các nhà nghiên cứu đều tập trung vào những quy định hạn chế hoạt động ngân hàng tạo ra nhiều tranh cãi mà sau này sẽ bị bãi bỏ dần trong giai đoạn giải điều tiết. Như vậy, với hai đạo luật cơ bản Mc Fadden of 1927 và Glass - Steagall 1933, khuôn khổ điều tiết (hay những hạn chế cơ bản) đối với hệ thống NH Mỹ được thiết lập với những nội dung chủ yếu sau [2] (i) Các NH thành viên của FED không được mở chi nhánh (Branching) ngoài biên giới Tiểu bang/Bang (State) nơi đặt trụ sở chính. Ngay trong từng Tiểu bang cũng có những hạn chế đối với việc mở Chi nhánh của các NH tiểu bang. “Mỗi bang có những quy định riêng về kiểu và số lượng chi nhánh mà một NH có thể mở” [3, p.290]. (ii) Tách biệt hoạt động của NHTM với NH đầu tư (Investment Banking) và Công ty chứng khoán. Theo đó, các ngân hàng thương mại là thành viên của FED không được tham gia vào các hoạt động: - Kinh doanh các chứng khoán không phải của Chính phủ Mỹ phát hành; - Đầu t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết đối với hệ thống ngân hàng – một góc nhìn đối chiếu và hàm ý chính sách TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐIỀU TIẾT, GIẢI ĐIỀU TIÊT VÀ TÁI ĐIỀU TIẾT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG – MỘT GÓC NHÌN ĐỐI CHIẾU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH PGS.TS. Lâm Chí Dũng Khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về các quá trình điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết và tác động của các quá trình đó đến hoạt động ngân hàng. Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là thông qua hệ thống hóa diễn tiến có tính lịch sử, tổng hợp các nhận định, đối chiếu với tác động trên thực tế của các xu hướng này trong hệ thống NH Việt Nam nhằm rút ra các hàm ý chính sách phù hợp đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Các hàm ý về chính sách đối với hệ thống NHTM Việt Nam tập trung vào những vấn đề cơ bản: tính không lý tưởng của chính sách; về tự do hóa lãi suất ngân hàng; tăng cường giám sát đối với tín dụng đầu cơ; hạn chế nhập ngành và mở chi nhánh; giám sát các công cụ phái sinh tín dụng và vấn đề ac-bít chính sách. Từ khóa: Điều tiết, Giải điều tiết, Tái điều tiết, Hoạt động ngân hàng 1. Đặt vấn đề Điều tiết (Regulation), Giải điều tiết (Deregulation) và Tái điều tiết (Re-regulation) đối với hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng (NH) nói riêng là những xu hướng có tính lịch sử và có phạm vi chi phối rộng, bao trùm hầu hết các nước, trước hết là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Ngoại trừ những nước có nền kinh tế khá khép kín, tất cả hệ thống tài chính của các nước còn lại đều chịu tác động của những xu hướng này ở những mức độ khác nhau. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Đặc biệt, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện các cam kết mở cửa thị trường tài chính, gỡ bỏ các rào cản về cung cấp dịch vụ tài chính. Trong bối cảnh đó, hệ thống NH Việt Nam phải cam kết tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn quản lý hệ thống có tính quốc tế, tác động của những xu hướng hiện hành trên thế giới càng tăng lên. Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là thông qua hệ thống hóa diễn tiến lịch sử, tổng hợp các phân tích đa chiều, đối chiếu với tác động trên thực tế của các xu hướng này trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm rút ra các hàm ý chính sách phù hợp đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Xuất phát từ mục tiêu nói trên và vì một số hạn chế về dữ liệu, bài viết này có những giới hạn cơ bản sau: - Chỉ tập trung nghiên cứu về diễn tiến và nội dung các xu hướng trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Trong trường hợp cần thiết, minh họa thêm các sự kiện tại các nước phát triển. - Không đi sâu vào các chi tiết kỹ thuật nếu điều đó không giúp ích nhiều cho việc rút ra các hàm ý chính sách. Trừ một nghiên cứu đã công bố của Janice How và Nguyễn Thị Kim Oanh [17] về “quá trình giảm thiểu điều tiết hoạt động ngân hàng tại Úc”, nghiên cứu theo khảo hướng này rất ít hoặc hầu như không được công bố. 2. Tổng quan về các giai đoạn điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết trong hệ thống NH Mỹ và một số nước Vì một số lý do không cơ bản lắm, khái niệm “giai đoạn” ở đây là có tính tương đối. Tuy nhiên, nó không làm sai lệch bản chất của vấn đề nghiên cứu, ngược lại cho phép có được cái nhìn hệ thống và toàn cục. 78 HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG 2.1. Giai đoạn điều tiết Giai đoạn điều tiết thường được biết đến như là đáp ứng của Chính phủ Mỹ từ hệ quả của cuộc Đại suy thoái 1929 -1933, mà xét riêng trong lĩnh vực ngân hàng được đánh dấu bởi sự thông qua đạo luật về hoạt động ngân hàng Mỹ (Banking Acts of 1933). Đạo luật này cũng thường được gọi là đạo luật Glass – Steagall. Theo đó, thuật ngữ điều tiết (Regulation) được hiểu như là những quy định pháp lý nhằm hạn chế hành vi của các ngân hàng, giảm bớt mức độ tự do lấy các quyết định và hành động, đặt các ngân hàng trong khuôn khổ quản lý của các cơ quan thẩm quyền nhất định. Trên thực tế, theo tổng kết của F.S. Mishkin [3, p.264-265], những quy định điều tiết đối với hệ thống NH Mỹ tính từ đầu thế kỷ 20 đã bắt đầu từ năm 1913 với đạo luật về Hệ thống Dự trữ liên bang (Federal Reserve Act) và đạo luật Mc Fadden Act of 1927 với nội dung chủ yếu là cấm các ngân hàng kể cả ngân hàng toàn quốc (National Banks) và ngân hàng tiểu bang (State Banks) được mở chi nhánh ngoài biên gới bang (nơi đặt trụ sở chính). Trước đó nữa - theo P.S. Rose - bắt đầu từ thời kỳ nội chiến với Luật ngân hàng và tiền tệ quốc gia (National Curency and Bank Acts 1863- 1864), bộ luật liên bang đầu tiên quy định về cơ quan quản lý chuyên trách các NH quốc gia là Cục kiểm soát tiền tệ (Comptroller of the Curency) [10,11]. Tuy nhiên, khi đề cập đến giai đoạn điều tiết, các nhà nghiên cứu đều tập trung vào những quy định hạn chế hoạt động ngân hàng tạo ra nhiều tranh cãi mà sau này sẽ bị bãi bỏ dần trong giai đoạn giải điều tiết. Như vậy, với hai đạo luật cơ bản Mc Fadden of 1927 và Glass - Steagall 1933, khuôn khổ điều tiết (hay những hạn chế cơ bản) đối với hệ thống NH Mỹ được thiết lập với những nội dung chủ yếu sau [2] (i) Các NH thành viên của FED không được mở chi nhánh (Branching) ngoài biên giới Tiểu bang/Bang (State) nơi đặt trụ sở chính. Ngay trong từng Tiểu bang cũng có những hạn chế đối với việc mở Chi nhánh của các NH tiểu bang. “Mỗi bang có những quy định riêng về kiểu và số lượng chi nhánh mà một NH có thể mở” [3, p.290]. (ii) Tách biệt hoạt động của NHTM với NH đầu tư (Investment Banking) và Công ty chứng khoán. Theo đó, các ngân hàng thương mại là thành viên của FED không được tham gia vào các hoạt động: - Kinh doanh các chứng khoán không phải của Chính phủ Mỹ phát hành; - Đầu t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống ngân hàng Việt Nam Kinh tế thị trường Luật Tổ chức tín dụng Hệ thống tài chính ngân hàng Tổ chức tín dụngTài liệu có liên quan:
-
Thông tư Số: 10/2006/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành
4 trang 387 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 307 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 293 0 0 -
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 262 1 0 -
7 trang 260 0 0
-
5 trang 257 0 0
-
Trao đổi về quy định mới của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3 trang 249 0 0 -
7 trang 248 3 0
-
2 trang 237 0 0