Danh mục tài liệu

Điều tra, tinh sạch và tìm hiểu tính chất đặc trưng của lectin một số giống đậu cô ve (Phaseolus Vulgaris L.)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.49 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, trên thế giới đã có hàng trăm chế phẩm được bán ra trên thị trường để ứng dụng vào các mục đích khác nhau, đặc biệt trong y học. Ở nước ta cũng đã có hàng loạt công trình nghiên cứu lectin trong những năm gần đây và theo hướng điều tra, nghiên cứu cấu trúc chức năng, ứng dụng. Trên cơ sở đó các tác giả tiến hành đề tài này trên một số hạt cây họ đậu – loài được trồng phổ biến trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nhằm góp phần khai thác nguồn tài nguyên và nghiên cứu đa dạng sinh vật ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều tra, tinh sạch và tìm hiểu tính chất đặc trưng của lectin một số giống đậu cô ve (Phaseolus Vulgaris L.) TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 111-121 ĐIỀU TRA, TINH SẠCH VÀ TÌM HIỂU TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA LECTIN MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU CÔ VE (PHASEOLUS VULGARIS L.) Cao Đăng Nguyên1, Nguyễn Thị Cẩm Hạnh2 1 2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Đã điều tra lectin của 6 giống đậu cô ve thấy rằng cả 6 giống đều có hoạt tính lectin trong đó giống đậu cove hạt trắng dạng bụi (white bean core bush type white seeds) có hoạt tính lectin mạnh nhất, đặc biệt đối với hồng cầu trâu, bò, lợn. Lectin của 6 giống này đều không có biểu hiện đặc hiệu nhóm máu. Lectin đậu cove hạt trắng dạng bụi hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 300C – 400C, pH 6,8 – 7,6. Các đường α-D-glucose, α-D-galactose, D-mannose, D-fructose, D-saccharide, D-lactose, D-arabinose và D-manitose ở nồng độ 0,05 – 0,1 M có tác dụng kìm hãm hoạt tính của lectin đậu cove hạt trắng dạng bụi. Lectin này cũng bị kìm hãm bởi protein của một số huyết thanh người và động vật (trâu, bò, lợn). Đã tinh sạch lectin đậu cove hạt trắng dạng bụi có độ tinh sạch gấp khoảng 52 lần so với dịch thô ban đầu. Trên gel polyacrylamide thấy xuất hiện 5 band có khối lượng phân tử trong khoảng 30 – 97 kDa. 1. Mở đầu Lectin là protein hay glucoprotein, có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu và một số loại tế bào khác một cách chọn lọc, ngoài ra lectin còn có khả năng kích thích sự tăng sinh của tế bào limphocyte [3, 4, 5, 9] ... Lectin có mặt trong các giới động vật, thực vật và vi sinh vật đã và đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, trên thế giới đã có hàng trăm chế phẩm được bán ra trên thị trường để ứng dụng vào các mục đích khác nhau, đặc biệt trong y học. Ở nước ta cũng đã có hàng loạt công trình nghiên cứu lectin trong những năm gần đây và theo hướng điều tra, nghiên cứu cấu trúc chức năng, ứng dụng. Trên cơ sở đó chúng tôi tến hành đề tài này trên một số hạt cây họ đậu – loài được trồng phổ biến trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nhằm góp phần khai thác nguồn tài nguyên và nghiên cứu đa dạng sinh vật ở Việt Nam. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng - Đối tượng nghiên cứu là hạt một số giống đậu cove (Phaseolus vulgaris L.) có 111 Điều tra, tinh sạch và tìm hiểu tính chất đặc trưng… 112 xuất xứ từ công ty TNHH sản xuất thương mại xanh thành phố Hồ Chí Minh. - Hồng cầu và huyết thanh các nhóm máu A, B, O và AB do trung tâm huyết học và truyền máu miền Trung cung cấp. 2.2. Phương pháp - Hồng cầu trước khi sử dụng rửa sạch bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) và pha loãng ở nồng độ 3% - 5% bằng nước muối sinh lý. - Xử lý mẫu: mẫu hạt giống được bảo quản ở nhiệt độ thường. Hạt trước khi sử dụng đem rửa sạch và chiết rút bằng đệm PBS ở pH 7,4 với tỉ lệ 1:5. Hỗn hợp chiết rút đem ly tâm 10.000 vòng/phút thu dịch trong giữ ở -200C để nghiên cứu lectin. - Nghiên cứu các tính chất bằng cách ngưng kết hồng cầu theo phương pháp của Gebauer [5]. - Xác định protein hòa tan theo phương pháp Lowry [6]. - Tinh sạch lectin bằng sắc ký trao đổi ion qua DEAE - Sephadex A-25 theo những điều mô tả của Nguyễn Quốc Khang [8]. - Điện di trên SDS-polyacrylamide theo nguyên tắc của Laemmli [7]. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Điều tra lectin một số giống đậu cô ve Bảng 3.1. Hàm lượng protein và hoạt tính lectin trong dịch chiết ở một số giống đậu cove (Phaseolus Vulgaris L.) Hoạt tính Tên đậu Tên đậu STT thường gọi 1 White Đậu cove hạt Cora trắng dạng bụi type Seeds Đậu cove 2 trên bao bì Bean Bush White Protein (mg/ml) Nhóm máu HĐR (Đv/ml) (Đv/mg protein) A 320 140,7 B 640 281,3 O 640 281,3 AB 640 281,3 A 160 5,0 B 80 2,5 O 80 2,5 AB 160 5,0 2,28 Bean Pole A - Delta dạng A - Delta leo HĐC 31,8 CAO ĐĂNG NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CẨM HẠNH 3 4 5 Bean Cora Đậu cove hạt White Seeds trắng dạng leo Pole type Đậu cove green Bean Pole lake hạt trắng Green lake White Seeds dạng leo Bean Cora Đậu cove hạt đen Geen Lake dạng leo White Seeds Bean Pole A - Hiland dạng A - Hiland leo A 20 0,3 B 20 0,3 O 20 0,3 AB 40 0,7 A - - B 160 151,4 O - - AB - - A 160 3,2 B 320 6,5 O 160 3,2 AB 320 6,5 A 320 11,6 B 320 11,6 O 40 1,5 AB 160 5,8 57,5 1,06 49,6 Đậu cove 6 113 27,6 Ghi chú. Đv: Đơn vị hoạt độ gây ngưng kết; HĐC: Hoạt độ chung; HĐR: Hoạt độ riêng. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, cả 6 giống đậu cove đều có khả năng gây ngưng kết mạnh với tất cả các nhóm máu của người. Trong đó giống đậu cove hạt trắng dạng bụi (White Bean Cora Bush types White seeds) có khả năng ngưng kết mạnh nhất. Tuy nhiên, cả 6 giống đã được điều tra không có giống nào đặc hiệu với một trong các nhóm máu của người. Trên cơ sở đó chúng tôi sử dụng giống cove hạt trắng dạng bụi để làm đối tượng nghiên cứu một số tính chất khác. 3.2. Tinh chế lectin đậu cô ve - Tinh chế bằng sắc ký trao đổi ion Sau khi chiết rút lectin dịch ...