Lỗ van hai lá:Trong thì mở ra tối đa,diện tích lỗ van vẫn nhỏ hơn nhiều so với vòng van và tỉ lệ giữa chúng là khoảng 1/1,5 (tối đa là 1/2,2).Vì có bộ phận dây chằng treo van nên chúng cản trở một phần luồng máu đi qua lỗ van.Chính vì vậy,Brock đã chia lỗ van hai lá ra 2 khu vực:- Khu vực giữa: là khu ở giữa vùng lỗ van,có hình bầu dục và không bị các dây chằng cản trở nên dòng máu đi qua một cách tự do. - Khu vực ở 2 phía...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HẸP VAN HAI LÁ (Kỳ 2) ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HẸP VAN HAI LÁ (Kỳ 2) 5.Lỗ van hai lá: Trong thì mở ra tối đa,diện tích lỗ van vẫn nhỏ hơn nhiều so vớivòng van và tỉ lệ giữa chúng là khoảng 1/1,5 (tối đa là 1/2,2). Vì có bộ phận dây chằng treo van nên chúng cản trở một phầnluồng máu đi qua lỗ van.Chính vì vậy,Brock đã chia lỗ van hai lá ra 2 khu vực: - Khu vực giữa: là khu ở giữa vùng lỗ van,có hình bầudục và không bị các dây chằng cản trở nên dòng máu đi qua một cách tự do. - Khu vực ở 2 phía bên: có dầy đặc những dây chằng gâycản trở dòng máu nên chỉ đóng vai trò phụ trong việc để dòng máu đi qua.Vì thếcó sự khác nhau giữa lỗ van hai lá có ích cho dòng máu đi qua và vòng van. Diện tích lỗ van hai lá ở người trưởng thành bình thường làkhoảng 4-6 cm2. 6.Động lực học của van hai lá: Trong thì tâm thu: thất trái co lại làm vòng van cũng co lai,haicột cơ nhú cũng co rút lại làm cho các dây chằng căng ra.Lá van lớn chùng lại trênđiểm bám và làm cho bờ tự do của lá van phồng lên,lỗ van được đóng kín lại. Trong thì tâm trương các vận động trên xảy ra theo hướngngược lại và lỗ van được mở ra. Lá van lớn có tác dụng quan trọng trong sự đóng mở của vanhai lá.Lá van nhỏ có vai trò hạn chế hơn,nó được coi như là cái chặn để lá van lớntỳ lên đó khi đóng kín lỗ van.Trong thì tâm thu,hai lá van khép lại và chồng lênnhau như khép tà áo trên một diện tích rộng.Sự khép lại của hai lá van này hìnhthành một vòng cung khoảng 200 0 gần với bờ ngoài của van hai lá. III.Giải phẫu bệnh: Tổn thương giải phẫu bệnh trong bệnh hẹp van hai lá bao gồm cáctổn thương tại tim và các tổn thương ở các cơ quan khác như gan,phổi... 1.Hệ thống van hai lá: Lỗ van hai lá bị hẹp lại do hai mép van dính lại với nhau.TheoBrock,sự dính lại của các mép van bắt đầu ở những vùng “nguy hiểm”.Van có thểdính cả hai mép theo kiểu hướng tâm,nhưng thường không đối xứng mà có thểdính nhiều hơn ở mép trước hoặc mép sau.Khi quá trình viêm nhiễm tiến triển,lávan trở lên cứng,dày lên,co rúm lại và bất động.Dần dần lá van sẽ bị loét,hoạitử,vôi hoá.Quá trình vội hoá có thể lan tới vòng van,nhất là ở những người caotuổi. Hệ thống dây chằng có thể ít nhiều bị xơ hoá và dính vớinhau.Khi có tổn thương nặng,dây chằng bị co rúm lại,dính liền với van và các cộtcơ nhú (có trường hợp,chúng tạo thành một khối rắn chắc không phân biệt đượccác thành phần của chúng).Khi nhìn từ tâm nhĩ xuống,lỗ van hai lá có dạng mộtkhe hình móng ngựa lồi ra phía trước giống như hình khuyết khuy áo,hình phễuhay hình mõm cá. Có thể chia hẹp van hai lá ra 3 mức độ: - Hẹp nhẹ: diện tích lỗ van 2-4 cm2. - Hẹp vừa: 1-2 cm2 - Hẹp khít: 0,5-1 cm2 Diện tích lỗ van hai lá 0,5 cm2 là giới hạn cuối cùng mà bệnh nhân cóthể chịu đựng được. 2. Tâm nhĩ: Tâm nhĩ trái: - Tâm nhĩ và tiểu nhĩ trái giãn to,có thể chứa tới 200 mlvà đôi khi tới 1000 ml máu.Giải phẫu bệnh vi thể có thể thấy hình ảnh viêm nộitâm mạc mãn tính,đôi khi thấy cả những hạt Aschoff. - Trong tâm nhĩ và tiểu nhĩ trái có thể có các cục máuđông,nhất là ở các bệnh nhân bị bệnh lâu ngày và có rung nhĩ,các cục máu đôngnày có thể vỡ ra và gây tắc mạch bất cứ lúc nào.Cục máu đông có nhiều kiểu khácnhau: . Loại máu cục rắn chắc,bám chặt vào thành tiểu nhĩhoặc trong buồng tâm nhĩ . . Loại máu cục tự do,thường mềm mại và có khilàm thành nắp ở lỗ van hai lá hoặc đọng lại trong tiểu nhĩ. - Khi máu cục trong tiểu nhĩ trái gây hẹp và tiến tới tắchoàn toàn tiểu nhĩ trái thì tiểu nhĩ trái có thể không giãn to mà ngược lại sẽ bị teonhỏ và chắc lại. Tâm nhĩ phải:cũng bị giãn to nhưng thường không có máu cụctrong nhĩ phải.Khi nhĩ phải giãn quá to thì có thể gây hở van ba lá cơ năng. 3.Tâm thất: Tâm thất trái: trong hẹp van hai lá đơn thuần,thất trái nhỏ hơnbình thường do lượng máu xuống thất trái giảm.Chỉ trong trường hợp có hở vanhai lá kèm theo thì thất trái mới bị giãn ra và phì đại. Tâm thất phải: luôn bị giãn ra và phì đại. 4.Phổi: Phổi bị ứ máu và xung huyết lâu ngày nên có màu xám nhạt,rắnchắc và kém đàn hồi.Trong nhu mô phổi có những vùng bị chảy máu do vỡ nhữngmạch máu nhỏ,hình thành những tổn thương nhiễm Hemosiderin lan tràn hay khưtrú.Các sắc tố này còn được gọi là tế bào tim sinh ...
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HẸP VAN HAI LÁ (Kỳ 2)
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 178.94 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
điều trị ngoại khoa Hẹp van hai lá bệnh học ngoại khoa chấn thương ngực M máuTài liệu có liên quan:
-
MỘT SỐ BỆNH TIM MẮC PHẢI (Kỳ 2)
5 trang 236 0 0 -
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHÓA KHỚP GỐI
11 trang 217 0 0 -
Tìm hiểu Bệnh học Ngoại khoa tiêu hóa: Phần 2
164 trang 54 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Ngoại - Sản thú y (Dùng cho chuyên ngành Chăn nuôi Thú y)
6 trang 46 0 0 -
Tạp chí Y Dược thực hành 175: Số 10/2017
120 trang 40 0 0 -
5 trang 39 0 0
-
5 trang 36 0 0
-
7 trang 33 0 0
-
bài giảng nhi khoa: phần 1 (tập 2) - nxb y học
133 trang 33 0 0 -
bài giảng nhi khoa: phần 2 (tập 2) - nxb y học
163 trang 33 0 0