
Đình và miếu cao đài - di tích thái ấp của chiêu minh đại vương Trần Quang Khải (thời Trần)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đình và miếu cao đài - di tích thái ấp của chiêu minh đại vương Trần Quang Khải (thời Trần)S 3 (52) - 2015 - Di sn vn h‚a vt thĐÌNH VÀ MIẾU CAO ĐÀI - DI TÍCH THÁI ẤP CỦACHIÊU MINH ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUANG KHẢI(THỜI TRẦN)THU HNG*TÓM TẮTCác kiến trúc đình và miếu đều liên quan tới vị thần là Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải vẫnđược dân chúng kính trọng và bảo tồn. Tại đây còn tấm bia đá khởi dựng từ năm 1293, nói về sự tích của ôngvà gia đình. Các kiến trúc liên quan mang niên đại từ thế kỷ XVII tới nay, đều gắn với tinh thần tôn trọng thầnvà một thời hào hùng (bảo vệ đất nước) của dân ta. Lễ hội nổi bật với tục “yểm lá nhãn” và “thuyền chài bắt giặcTàu Ngô” diễn lại tích truyện gắn với chống Nguyên - Mông thuở trước.Từ khóa: điền trang; thái ấp; phủ đệ; gia nô.ABSTRACTThe architecture of communal house and shrine is relevant to the god of Chiêu Minh đại vương Trần QuangKhải that still paid respect and preserved by local people. There is a stele erected in 1293, writing about the history of him and his family. The relevant architecture items dated 17th century up to now are attached to the mentality of respecting the god, and a glorious time of the country. The famous festival activities are the customesof “yểm lá nhãn” (enchanted Longan leaf) and “thuyền chài bắt giặc Tàu Ngô” (fishing boats attack war ships)to re-play the story of defeating Yuan - Mongolia in history.Key words: manor; fief; mansion; servant.Đình và miếu (miễu) Cao Đài thuộc thôn CaoĐài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh NamĐịnh. Di tích được xây dựng trên thái ấp củaThượng tướng, Thái sư Chiêu Minh đại vương TrầnQuang Khải (thời Trần). Ông là một người văn võsong toàn. Khâm định Việt sử thông giám cương mụcchép: “Quang Khải lúc làm tướng võ, lúc làm tướngvăn, giúp vương nghiệp nhà Trần uy danh ngangvới Quốc Tuấn”. Hiện nay, di tích còn bảo lưu đượcmột số hạng mục kiến trúc và đồ thờ tự mang đậmphong cách nghệ thuật thời hậu Lê, thế kỷ XVII XVIII. Đặc biệt là tấm bia đá thời Trần, dựng năm1293, cung cấp nhiều thông tin về gia đình Thái sưTrần Quang Khải. Phía trước đình là mộ công chúaPhụng Dương, phu nhân của Trần Quang Khải. Đâylà ngôi mộ thời Trần duy nhất đến nay phát hiệnđược ở Nam Định. Với những giá trị lịch sử, văn hóa,khảo cổ nổi bật, đình và miếu Cao Đài đã được BộVăn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếphạng di tích năm 1964.1. Diện mạo của một thái ấp tiêu biểu dướithời TrầnSau khi kế nghiệp nhà Lý, định đô ở Thăng* Bo tàng Nam ĐnhLong, ngay từ năm 1231, nhà Trần đã cho xây dựngở quê hương Tức Mặc nhà cửa, cung điện. Đặc biệt,năm 1262, Tức Mặc được vua Trần đặc cách thănglàm phủ Thiên Trường, thì hoạt động củng cố, mởmang hệ thống cung điện, lầu gác được diễn ratrên quy mô lớn, với hạt nhân chính là 2 cung điệnTrùng Quang, Trùng Hoa dành cho vua và Tháithượng hoàng ngự. Bên cạnh khu trung tâm cungđiện Trùng Quang, Trùng Hoa, một loạt cung thất,dinh thự, thái ấp của vương hầu nhà Trần cũngđược thiết lập để thích hợp với hệ thống kiến trúccung điện này. Theo đó, ngoài các cung Đệ Nhất,Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ dành cho hoàng hậu, cungphi, thì xung quanh hành cung Tức Mặc - ThiênTrường là các thái ấp của những người thuộc dòngđích, thân thiết, tin cậy, trung thành của nhà Trần,như các thái ấp: Độc Lập (nay thuộc Cao Đài, xã MỹThành, Mỹ Lộc) của Thượng tướng, Thái sư TrầnQuang Khải; Lựu Phố (nay thuộc xã Mỹ Phúc, MỹLộc) của Thái sư Trần Thủ Độ; Đồng Mai (nay thuộcxã Mỹ Thắng, Mỹ Lộc) của Lư Cao Mang. Xen kẽ cácthái ấp là hàng loạt điền trang, như: Lạc Ấp (naythuộc xã Mỹ Phúc, Mỹ Lộc) của Trần Liễu; MiễnHoàn (nay thuộc xã Đại Thắng, Vụ Bản) của trưởngcông chúa Thái Đường; Phúc Chỉ (nay thuộc xã Yên27Thu Hng: ˜nh vš miu Cao ši...28Thắng, Ý Yên) của Trần Nhật Duật; VọngTrung (nay thuộc xã Yên Đồng, Ý Yên) củaTrần Khánh Dư... Thái ấp là đất đai triềuđình ban cấp cho vương hầu, còn điềntrang là do tầng lớp tôn thất đứng ra mộdân nghèo khai khẩn. Điền trang, thái ấpvừa là đơn vị sản xuất, vừa là cơ sở chiếnđấu, vừa cung cấp lương thảo, binh sỹcho cuộc kháng chiến vệ quốc. Theo kếtquả khảo sát nghiên cứu của các nhàkhoa học trên phạm vi cả nước nóichung, Nam Định nói riêng, thì cơ bản,các điền trang, thái ấp thường đượcphân bố ở khu vực ven sông hoặc ngã basông, trên những địa bàn trọng yếu,thuận tiện giao thông thủy, bộ. Theo đó,hệ thống các điền trang, thái ấp thời Trầntại Nam Định cũng rất thuận lợi, dễ dàngkết nối giao thông với trung tâm/phủThiên Trường, tạo thành một hệ thống quân sựquan trọng, vừa bảo vệ chế độ Thượng hoàng, vừalà căn cứ quân sự trong các cuộc kháng chiếnchống ngoại xâm của Đại Việt ở thế kỷ XIII.Trần Quang Khải sinh tháng 10 năm Canh Tý(1240), quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường. Ông làcon thứ ba của vua Trần Thái Tông, mẹ là ThuậnThiên công chúa. Chiêu Minh đại vương TrầnQuang Khải là người học rộng hiểu sâu, văn võ songtoàn. Ông không chỉ là vị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Di sản văn hóa Di sản văn hóa Đình và miếu cao đài Di tích lịch sử Chiêu minh đại vương Trần Quang KhảiTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 10
85 trang 393 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình Đỗ Lâm Thượng
11 trang 118 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 101 1 0 -
9 trang 73 0 0
-
Luật tục Ê-đê về bảo vệ tài nguyên môi trường trong mối tương quan với pháp luật hiện nay
13 trang 62 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch ban đêm tại Hà Nội
6 trang 57 0 0 -
86 trang 57 0 0
-
Phát triển du lịch di sản văn hóa của Trung Quốc và kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh
9 trang 56 0 0 -
10 trang 55 0 0
-
11 trang 53 0 0
-
Ứng dụng công nghệ số hóa 3D cho các di tích lịch sử tại thành phố Nha Trang
8 trang 49 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 48 0 0 -
Thông báo số 3019/TB-TCHQ 2013
6 trang 46 0 0 -
Di sản văn hóa với truyền thông
2 trang 45 0 0 -
24 trang 42 1 0
-
Những qui định của pháp luật về di sản văn hóa: Phần 2
115 trang 37 0 0 -
20 trang 37 0 0
-
Quyết định số 2060/2013/QĐ-UBND
19 trang 37 0 0 -
Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BTC-BVHTTDL
10 trang 36 0 0