Danh mục tài liệu

Đồ án: Nghiên cứu mạng NGN và ứng dụng

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với sự phát triển của các ngành điện tử - tin học, công nghệ viễn thông trong những năm qua phát triển rất mạnh mẽ cung cấp ngày càng nhiều các loại hình dịch vụ mới đa dạng, an toàn, chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Trong xu hướng phát triển và hội tụ của viễn thông và tin học, cùng với sự phát triển nhanh chóng về nhu cầu của người dùng đối với những dịch vụ đa phương tiện chất lượng cao đã làm cho cơ sở hạ tầng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồ án: Nghiên cứu mạng NGN và ứng dụng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………………. Đồ ánNghiên cứu mạng NGN và ứng dụng LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của các ngành điện tử - tin học, công nghệ viễnthông trong những năm qua phát triển rất mạnh mẽ cung cấp ngày càng nhiềucác loại hình dịch vụ mới đa dạng, an toàn, chất lượng cao, đáp ứng ngàycàng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Trong xu hướng phát triển và hội tụ của viễn thông và tin học, cùng vớisự phát triển nhanh chóng về nhu cầu của người dùng đối với những dịch vụđa phương tiện chất lượng cao đã làm cho cơ sở hạ tầng thông tin và viễnthông có những thay đổi lớn về cấu trúc. Những tổng đài chuyển mạch kênhtruyền thống với những hạn chế về kiến trúc đã không còn có thể đáp ứngđược nhu cầu ngày cao của người dùng, vì thế đòi hỏi cần phải có một giảipháp để đáp ứng được yêu cầu đó. Giải pháp được lựa chọn là mạng thế hệmới – NGN. Mạng thế hệ mới – NGN dựa trên nền tảng chuyển mạch gói tốc độcao, dung lượng lớn, tích hợp nhiều công nghệ mới, ứng dụng mới. Vì vậy emchọn đề tài “Nghiên cứu mạng NGN và ứng dụng” để làm đồ án tốt nghiệp,nội dung của đồ án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về mạng NGN. Chương 2: Cấu trúc mạng NGN và ứng dụng. Chương 3: Chiến lược phát triển NGN của ngành Viễn thông Việt NamEm xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Mai Văn Lập đã nhiệt tình, tận tụygiúp đỡ em hoàn thành đồ án này. 1Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGN1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGN1.1.1 Khái niệm NGN Cụm từ “mạng thế hệ tiếp theo” ( Next Generation Network – NGN)bắt đầu được nhắc tới từ năm 1998. NGN là xu hướng phát triển tất yếu củalĩnh vực truyền thông thế giới trong hiện tại và tương lai. Nó tích hợp cả 3mạng lưới: mạng PSTN, mạng không dây, và mạng số liệu (Internet)vào mộtkết cấu thống nhất để hình thành một mạng chung, thông minh, hiệu quả chophép sáp nhập thoại, dữ liệu, video dựa trên nền tảng IP. Mạng thế hệ mới có nhiều tên gọi khác nhau như: - Mạng đa dịch vụ (cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau) - Mạng hội tụ (hỗ trợ cả lưu lượng thoại và dữ liệu, cấu trúc mạng hội tụ) - Mạng phân phối (phân phối tính thông minh cho mọi phần tử trong mạng) - Mạng nhiều lớp (mạng được phân phối ra nhiều lớp mạng có chức năng độc lập nhưng hỗ trợ nhau thay vì một khối thống nhất như mạng TDM). Cho tới hiện nay, mặc dù các tổ chức viễn thông quốc tế cùng với cácnhà cung cấp thiết bị viễn thông trên thế giới đều rất quan tâm và nghiên cứuvề chiến lược phát triển NGN nhưng vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể vàchính xác nào cho mạng NGN. Do đó các tên gọi như trên không thể bao hàm 2hết mọi chi tiết về mạng thế hệ mới nhưng nó cũng tương đối chính xác, cóthể coi đó là những khái niệm chung nhất khi đề cập đến NGN. Bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ chuyểnmạch gói và công nghệ truyền dẫn băng rộng, mạng thông tin thế hệ mới(NGN) ra đời là mạng có cơ sở hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệchuyển mạch gói, triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng,đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Như vậy, có thể xem mạng thông minh thế hệ mới là sự tích hợp mạngthoại PSTN, chủ yếu dựa trên kỹ thuật TDM, với mạng chuyển mạch gói, dựatrên kỹ thuật IP/ATM. Nó có thể truyền tải tất cả các dịch vụ vốn có củaPSTN đồng thời cũng có thể nhập một lượng dữ liệu rất lớn vào mạng IP, nhờđó có thể giảm nhẹ gánh nặng của mạng PSTN. Tuy nhiên, NGN không chỉ đơn thuần là sự hội tụ giữa thoại và dữ liệumà còn là sự hội tụ giữa truyền dẫn quang và công nghệ gói, giữa mạng cốđịnh và di động. Vấn đề chủ đạo ở đây là làm sao có thể tận dụng hết lợi thếđem đến từ quá trình hội tụ này. Một vấn đề quan trọng khác là sự bùng nổnhu cầu của người sử dụng cho một số lượng lớn dịch vụ và ứng dụng phứctạp bao gồm cả đa phương tiện. Hình 1.1 Topo mạng thế hệ sau 31.1.2 Đặc điểm chính của NGNNGN có bốn đặc điểm chính - Nền tảng là hệ thống mở; - Dịch vụ thực hiện độc lập với mạng lưới; - NGN là mạng dựa trên nền chuyển mạch gói, sử dụng các giao thức thống nhất; - Là mạng có dung lượng ngày càng tăng, có tính thích ứng cao, có đủ dung lượng để đáp ứng nhu cầu. Trước hết, do áp dụng cơ cấu mở mà: Các khối chức năng của tổng đài truyền thống chia thành các phần tửmạng độc lập, các phần tử được phân theo chức năng tương ứng và phát triểnmột cách độc lập. Giao diện và giao thức giữa các bộ phận phải dựa trên cáctiêu chuẩn tương ứng. Việc phân tách chức năng làm cho mạng viễn thông truyền thống dầndần đi theo hướng mới, nhà kinh doanh có ...

Tài liệu có liên quan: