Danh mục tài liệu

Đọc lại những huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhà trường để hiểu về tư tưởng giáo dục của Người

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.70 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục bao gồm những vấn đề rộng lớn về giáo dục và đào tạo. Hồ Chí Minh với ngành Giáo dục đã có những giới hạn có thể. Ở bài viết này, tác giả thu hẹp lại trong phạm vi Bài nói chuyện, Thư gửi, Huấn thị, Diễn văn,. . . [gọi chung là Huấn thị] của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đọc lại những huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhà trường để hiểu về tư tưởng giáo dục của Người Kỷ yếu hội thảo khoa học: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM. pp. 123-131ĐỌC LẠI NHỮNG HUẤN THỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG ĐỂ HIỂU VỀ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI TS. Nguyễn Xuân Lạn Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Hồ Chí Minh về giáo dục [1] bao gồm những vấn đề rộng lớn về giáo dục vàđào tạo.Hồ Chí Minh với ngành Giáo dục [2] đã có những giới hạn có thể. Ở bàiviết này, tác giả thu hẹp lại trong phạm vi Bài nói chuyện, Thư gửi, Huấn thị, Diễnvăn. . . [gọi chung là Huấn thị] của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các nhà trường.1. Những vấn đề cơ bản về giáo dục và đào tạo trong những huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các nhà trường1.1. Những vấn đề chung về giáo dục và đào tạo Vị trí, nhiệm vụ, tính chất của nền giáo dục Việt Nam mới Trong quá trình đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủnghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chú trọng đến giáo dục, xây dựng một nền giáo dục mới,cách mạng. “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớncủa Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền (. . . ) phảithật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước mới”[3]. Người chỉ rõ tính chất của nền giáo dục Việt Nam mới là “nền giáo dục hoàntoàn Việt Nam”, “một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽđào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nềngiáo dục phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [4]. Gần 10 nămsau, trong “Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ, thanh niên và nhi đồng”, Người lạinhấn mạnh: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân,nhằm mục đích đào tạo những công dân tốt và cán bộ tốt, những người chủ tươnglai nước nhà” [5]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “công việc giáo dục cũng là công việc đấutranh. Có khó khăn phải đấu tranh. Đấu tranh phải cố gắng, phải quyết tâm. Cốgắng và quyết tâm thì thắng được mọi khó khăn”. Xây dựng đội ngũ nhà giáo 123 Nguyễn Xuân Lạn Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các thầygiáo, cô giáo. “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang”.Có lúc Người nói: “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo rất quan trọng và rất vẻ vang”.Do đó, Hồ Chủ tịch quan tâm, nhắc nhở đội ngũ nhà giáo thường xuyên “Học, họcnữa, học mãi” để nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ văn hoá, trình độ chuyênmôn và nghiệp vụ sư phạm. Người yêu cầu cô giáo, thầy giáo “muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luônluôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trườngchính trị, phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” [6]. Cán bộ và giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại, mới làm được nhiệmvụ. “Chớ tự túc, tự mãi cho là giỏi rồi thì dừng lại. Mà dừng lại là lùi bước, là lạchậu, mình tự đào thải trước. Cho nên phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạotư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội” [7]. Tại Đại hộichiến sĩ thi đua toàn ngành Giáo dục, Hồ Chủ tịch khuyên bảo: “Các cô, các chúđã thấy trách nhiệm to lớn của mình, đồng thời cũng thấy khả năng của mình cầnđược nâng cao thêm mãi mới làm tròn nhiệm vụ được. Vì thế, các cô, các chú lànhững thầy giáo, những cán bộ giáo dục đều phải luôn luôn cố gắng học thêm, họcchính trị, học chuyên môn. Nếu không tiến bộ mãi, thì sẽ không theo kịp đà tiếnchung, sẽ trở thành lạc hậu” [8]. Người yêu cầu: Học tập là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắnliền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biếthết rồi. Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúngta phải tiếp tục học và hành để tiến kịp nhân dân. Thầy giáo, cô giáo “phải gương mẫu” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đinhắc lại nhiều lần trong các bài nói chuyện với các nhà trường. Đặc biệt, người lưuý “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là tài văn hoá, chuyên môn, đức là đứcchính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức”, mới đào tạo nhữngcông dân tốt, những cán bộ tốt sau này. Chương trình giáo dục và dạy - học Một trong những vấn đề về giáo dục là chương trình giáo dục. Chủ tịch HồChí Minh yêu cầu “phải sửa đổi chương trình giáo dục cho hợp với sự nghiệp khángchiến và kiến quốc”, “chương trình học hiện nay còn có chỗ quá nhiều, quá nặng”.Thư gửi Đại hội giáo dục toàn quốc, có đoạn nhấn mạnh: “Đại hội nên kiểm thảokỹ công tác “cải cách” về chương trình, chủ trương và cách thi hành, để tìm thấynhững khuyết điểm mà sửa chữa, những ưu điểm mà phát triển thêm” ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: