Danh mục tài liệu

Đối chiếu kết cấu 'số + lượng + danh', kết cấu biểu thị thứ tự trong tiếng trung và tiếng Anh và ứng dụng của việc đối chiếu vào giảng dạy

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 412.70 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp đối chiếu. Cụ thể là nghiên cứu ba quyển Giáo trình Hán ngữ nằm trong phân phối chương trình tại khoa Anh, thống kê các kết cấu “số + lượng + danh” và kết cấu biểu thị thứ tự xuất hiện trong giáo trình, cuối cùng là phân tích chỉ rõ điểm khác biệt, tác dụng của việc đối chiếu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối chiếu kết cấu “số + lượng + danh”, kết cấu biểu thị thứ tự trong tiếng trung và tiếng Anh và ứng dụng của việc đối chiếu vào giảng dạy Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU “SỐ + LƯỢNG + DANH”, KẾT CẤU BIỂU THỊ THỨ TỰ TRONG TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG ANH VÀ ỨNG DỤNG CỦA VIỆC ĐỐI CHIẾU VÀO GIẢNG DẠY. Phạm Ngọc Đăng (Sinh viên năm 4, Khoa Tiếng Trung) GVHD: TS. Vương Khương Hải 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc làm cho tiếng Trung (hay còn gọi là tiếng Hán, tiếng Hoa) thực sự trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng trên trường quốc tế. Tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số lượng sinh viên khoa tiếng Anh đăng ký học tiếng Trung như ngoại ngữ hai hiện nay lên đến con số hàng trăm. Số sinh viên này khi tốt nghiệp sẽ là nguồn nhân lực biết sử dụng cả hai ngôn ngữ quốc tế quan trọng bậc nhất. Điều đó cho thấy công tác giảng dạy tiếng Trung tại khoa này không những đáp ứng nhu cầu của sinh viên mà còn góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Do đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên khoa Anh là vấn đề cần được chú trọng. Sinh viên khoa Anh là những đối tượng có điểm tuyển sinh đầu vào cao và có năng lực tiếng Anh vững chắc. Mặt khác, tiếng Anh được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông từ năm lớp sáu. Như vậy, tính đến thời điểm bước vào đại học, bất cứ sinh viên nào cũng đã tiếp xúc với tiếng Anh ít nhất tám năm. Vì đặc điểm này, thiết nghĩ, đối chiếu tiếng Trung và tiếng Anh là một kênh nghiên cứu có tiềm năng khai thác để ứng dụng vào công tác giảng dạy tiếng Trung, tạo điều kiện cho sinh viên học tập ngôn ngữ mới thông qua một ngôn ngữ gần gũi khác bên cạnh tiếng Việt. Đối chiếu hai ngôn ngữ là một công việc phức tạp và đòi hỏi tốn rất nhiều công sức. Với năng lực, kiến thức còn hạn chế, tôi đã chọn nghiên cứu và đối chiếu kết cấu “số + lượng + danh” và kết cấu biểu thị thứ tự của tiếng Trung với thành phần tương đương của tiếng Anh. Tôi nhận thấy rằng, đây là những kết cấu mang những nét đặc biệt, thể hiện sự khác biệt về đặc điểm loại hình của hai ngôn ngữ, việc đối chiếu có thể ứng dụng vào công tác giảng dạy. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp đối chiếu. Cụ thể là nghiên cứu ba quyển Giáo trình Hán ngữ nằm trong phân phối chương trình tại khoa Anh, thống kê các kết cấu “số + lượng + danh” và kết cấu biểu thị thứ tự xuất hiện trong giáo trình, cuối cùng là phân tích chỉ rõ điểm khác biệt, tác dụng của việc đối chiếu. 46 Năm học 2009– 2010 3. Kết quả nghiên cứu Kết cấu “số + lượng + danh” và kết cấu biểu thị thứ tự đều thuộc phạm vi liên quan đến định ngữ số lượng trong tiếng Trung. Định ngữ là thành phần phụ trong câu, phụ thuộc về ngữ pháp vào danh từ và có chức năng nêu thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng,… Sự khác biệt lớn đầu tiên giữa định ngữ tiếng Trung và tiếng Anh nằm ở vị trí của nó đối với danh từ trung tâm (trung tâm ngữ). Trong tiếng Anh, các loại định ngữ nằm trước trung tâm ngữ bao gồm: định ngữ chỉ định từ (mạo từ, tính từ chỉ định, tính từ sở hữu, sở hữu cách), định ngữ tính từ (chỉ số đếm, thứ tự, tính chất, đặc điểm), định ngữ danh từ, định ngữ động từ. Các loại định ngữ nằm sau trung tâm ngữ bao gồm: định ngữ phó từ, định ngữ kết cấu giới từ, định ngữ kết cấu chủ - vị. Trong tiếng Trung, tất cả các loại định ngữ đều nằm trước trung tâm ngữ. Hai kết cấu “số + lượng + danh”, biểu thị thứ tự của hai ngôn ngữ này tuy tương đồng về mặt tương quan vị trí với trung tâm ngữ nhưng khác nhau trong cách thức cấu tạo và diễn đạt ý nghĩa. 3.1. Kết cấu “số + lượng + danh” Thông qua thống kê và đối chiếu, kết cấu này được phân loại theo tiêu chí số lượng được biểu đạt: số lượng một và số lượng nhiều hơn một. 3.1.1. Số lượng một Chúng ta cùng xem xét một vài ví dụ sau của tiếng Trung: 一本书 (một cuốn sách), 一台电脑 (một cái máy vi tính), 一个人 (một con người/ một người), 一支笔 (một cây viết). Trong các ví dụ trên, ứng với mỗi danh từ là một lượng từ (trong tiếng Việt quen gọi là từ chỉ xuất): 本 (cuốn, âm Hán – Việt: bổn/ bản), 台 (cái, âm Hán – Việt: đài), 个 (con, âm Hán – Việt: cá), 支 (cây, âm Hán – Việt: chi). Ngữ tương đương với các ví dụ này trong tiếng Anh có thể là: a book/ one book, a computer/ one computer, a man/ one man, a pen/ one pen. Như vậy, có hai điểm cần chú ý ở trường hợp số lượng một: (1) khi biểu thị số lượng một trong tiếng Anh, có thể dùng định ngữ là mạo từ bất định hoặc tính từ chỉ số lượng, trong tiếng Trung thì sử dụng thống nhất một kết cấu “số từ + lượng từ”; (2) lượng từ chỉ xuất hiện trong tiếng Trung, tiếng Anh không có thành phần ngữ pháp tương đương. 3.1.2. Số lượng nhiều hơn một Trong trường hợp này, ch ...

Tài liệu có liên quan: