Danh mục tài liệu

Đối chiếu sự phân bố vị trí của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 557.92 KB      Lượt xem: 82      Lượt tải: 1    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc ngôn ngữ âm tiết tính, không biến hình. Hư từ đóng vai trò quan trọng trong việc biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong các loại hư từ tiếng Hán và tiếng Việt, giới từ được sử dụng với tần số cao và vị trí trong câu khá linh hoạt, nhất là giới từ tiếng Việt. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi thông qua đối chiếu sự phân bố vị trí của giới từ trong tiếng Hán và tiếng Việt nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối chiếu sự phân bố vị trí của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt ĐỐI CHIẾU SỰ PHÂN BỐ VỊ TRÍ CỦA GIỚI TỪ TIẾNG HÁN VÀ GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT 1. TS. Ngô Minh Nguyệt Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội 2. ThS- NCS. Lí Yên Châu (Li Yan Zhou) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc ngôn ngữ âm tiết tính, không biến hình. Hư từ đóng vai trò quan trọng trong việc biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong các loại hư từ tiếng Hán và tiếng Việt, giới từ được sử dụng với tần số cao và vị trí trong câu khá linh hoạt, nhất là giới từ tiếng Việt. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi thông qua đối chiếu sự phân bố vị trí của giới từ trong tiếng Hán và tiếng Việt nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa chúng. Từ khóa. Phân bố, đối chiếu, giới từ, tiếng Hán, tiếng Việt. 1. Đặt vấn đề Giới từ là một trong những loại hư từ thường xuất hiện trong tiếng Hán và tiếng Việt. là ngôn ngữ âm tiết tính, không biến hình, ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Hán và tiếng Việt thường do hư từ và trật tự từ đảm nhận. Trong các loại hư từ, giới từ nổi lên như một trọng điểm ngữ pháp. Giới từ nhìn chung đều có nguồn gốc từ động từ, trải qua quá trình hư hóa mà thành. Giới từ thường không dùng độc lập mà kết hợp với các từ ngữ khác tạo thành cụm giới từ làm thành phần phụ trong câu, hoặc là làm trạng ngữ, bổ ngữ, hoặc là làm định ngữ< Vị trí của giới từ trong câu tiếng Hán và tiếng Việt khá linh hoạt. Tuy nhiên, với những vị trí khác nhau thì sắc thái nghĩa cũng như điểm cần nhấn mạnh cũng khác nhau. Bài viết tập trung so sánh đối chiếu sự phân bố vị trí của giới từ trong tiếng Hán và tiếng Việt nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa chúng, nhằm cung cấp cho người Việt Nam học tiếng Hán và người Trung Quốc học tiếng Việt một tài liệu tham khảo về cách dùng của giới từ. 2. Điểm giống nhau về sự phân bố vị trí của giới từ trong tiếng Hán và tiếng Việt Giới từ của tiếng Hán và tiếng Việt không thể đóng vai trò làm trung tâm vị ngữ, giới ngữ cũng không thể độc lập làm vị ngữ. Đây là tính chất cơ bản của những giới từ điển hình. Chúng tôi giả thiết cấu trúc cú pháp cơ bản của chúng là “Np+Vp” (Np là danh từ, đại từ hoặc danh ngữ, Vp là động từ hoặc động ngữ), giới ngữ là “Pp”, như vậy, giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt đều sẽ có ít nhất 3 loại cơ bản như sau: (A). Np + Pp+ Vp; (B). Pp + Np + Vp; (C). Vp + Pp + Np. Trong biến thể, “Np” thuộc loại A có thể không có, tạo thành loại D với cấu trúc là (D. Pp + Vp). Ví dụ: (1) 他 对周夫人 鞠了一躬,便连忙走出来。(Loại A) ( Biên Thành) (Anh ta khom người chào Châu phu nhân một cái rồi toan bước vội ra.) Câu trên cấu trúc Np thuộc loại A ( Np + Pp + Vp). Điều đáng lưu ý là, trong trường hợp này, tiếng Hán có sử dụng giới từ对đối hoặc 向hướng, nhưng trong tiếng Việt thì không cần dùng giới từ. Do đó, không tìm thấy từ tương đương với对đối hoặc 向hướng trong câu tiếng Việt tương ứng. Ví dụ sau thuộc loại B: (2) 对亍这件事, 父亲和母亲还丌时的起争论。(Loại B) (Băng Tâm) (Đối với việc này, bố mẹ thỉnh thoảng vẫn còn tranh luận.) Có thể dễ dàng nhìn ra cấu trúc của câu trên thuộc loại B theo mô hình: ( Pp + Np + Vp). Cấu trúc (Vp + Pp + Np) thuộc loại C lại là mô hình của một dạng phân bố khác của giới từ tiếng Hán. Ví dụ: (3) 本文写亍1919年11月5日。 (Bài văn này được viết từ/ vào mồng 5 tháng 11 năm 1919.) Từ mô hình của câu dịch tiếng Việt tương ứng, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, với ví dụ 1, tiếng Hán cần có sự hiện diện của giới từ 对đối hoặc 向 hướng, nhưng trong tiếng Việt, không nhất thiết phải xuất hiện giới từ. Nếu có xuất hiện thì cần dùng “hướng về” (Anh ta khom người hướng về phía Châu phu nhân chào một cái rồi toan bước vội ra), cũng có thể đặt “hướng về” lên trước “khom lưng”. Tuy nhiên, cách dùng giới từ “hướng về” với trường hợp này là ít gặp. Trong tiếng Việt, sự phân bố vị trí của giới từ cũng tuân thủ theo các mô hình, như: (A) Np + Pp + Vp; (B) Pp + Np + Vp; (C) Vp + Pp + Np. Ví dụ: (4) Thầy u để con ở nhà chơi với em con. (Tắt Đèn) Ví dụ trên thuộc loại A theo cấu trúc (Np + Pp + Vp) (5) Về mặt số lượng, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 khu kinh tế nông nghiệp này cần có số cán bộ khoảng 260 người. (Chiến Lược) Ví dụ trên thuộc loại B, theo cấu trúc (Pp + Np + Vp). Ví dụ số (6) dưới đây lại thuộc loại C, theo mô hình cấu trúc (Vp + Pp + Np). (6) Giấy này làm tại thôn Đoài. (Tắt Đèn) Mặc dù giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt đều được phân chia theo 3 loại trên, nhưng không phải tất cả giới từ đều có thể nằm trong ba loại đó. ...