Danh mục tài liệu

Đội Đặc Nhiệm TK1 Phần 7

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.31 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ông Tùng lại nói, cắt ngang những suy nghĩ của tôi: - Thiệt tình tôi cũng muốn đổi gió một chuyến, chứ chả lẽ cả đời cứ đánh nhau mãi? Hôm trước nghe mấy thằng lính kể chuyện về anh, tôi trông được gặp một lần cho biết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đội Đặc Nhiệm TK1 Phần 7chiến tuyến, mà cũng chỉ nói những chuyện bâng quơ chophù hợp với hoàn cảnh. Còn ở đây, ông ta biết tôi là ai...Ông Tùng lại nói, cắt ngang những suy nghĩ của tôi:- Thiệt tình tôi cũng muốn đổi gió một chuyến, chứ chả lẽ cảđời cứ đánh nhau mãi? Hôm trước nghe mấy thằng lính kểchuyện về anh, tôi trông được gặp một lần cho biết...- Chắc đại tá muốn nhìn thấy người rừng xem như thế nào?- Tôi buột miệng và thấy áy náy. Ông ta đang là khách,chẳng nên căng thẳng làm gì. Không ngờ ông lại là ngườixin lỗi trước:- Xin lỗi anh! Tại tôi nói không rõ ý. Mấy đứa nó kể về anhnhư huyền thoại...- Chúng thua trận, sợ tội nên nói quá lên, đại tá tin làm gì!- Là chúng kể cho nhau nghe chứ không phải nói với tôiđâu. Lại còn con Thủy... - Cô gái đỏ bừng mặt, vờ cúixuống lấy gì đó trong túi xách - ... nó kể chuyện anh nhưtrong xinê...- Anh Hải, em cho con báo ăn được không?- Cô còn hỏi? Nó chẳng ra đón cô từ ngoài cửa máy bay làgì?Cô cúi mặt cười ngón ngoẻn, sắc hồng bừng trên đôi gòmá cao cân đối. Quả nhiên ông đại tá bị đánh lạc hướng,ngây người nhìn con báo khoái khẩu với món thịt bò.Tôi quay sang ông Thành:- Bác vẫn khỏe chứ ạ?- À, tôi thấy khỏe lên nhiều. - Ông mỉm cười hiền lành.Trông sắc mặt ông tươi tắn, khác hẳn lần trước. Mới mộttuần chứ mấy!Ông nói tiếp:- Giờ tôi chỉ mong hòa bình để gặp lại chú em tôi, gặpthằng cháu trai...Ông Tùng ngoảnh lại:- Nghe nói anh có quen chú Nguyên phải không? Này, thếchú ấy làm tới cấp gì rồi?- Vâng! Tôi cũng tình cờ có biết! - Tôi đáp nhưng không trảlời trực tiếp câu hỏi - Hồi năm năm tư, anh ấy đã dẫn mộttrung đoàn đi đánh trận Điện Biên đấy...Mắt ông Thành sáng rực, còn ông Tùng thì gật gù thánphục:- Chà chà! Vậy giờ ít lắm cũng đại tá chứ chẳng chơi đâu!Tôi biết, dòng anh toàn người giỏi mà!Tôi cố kìm nỗi kinh ngạc. Không biết ông ta thân với ôngThành cỡ nào mà nói chuyện tỉnh bơ. Cứ như là chẳng cónhột khoảng cách nào giữa ông và chúng tôi. Hay đó là tínhcách bộc trực của người Nam Bộ?- Nhưng anh ấy gàn dở lắm! Tới bữa ăn cơm với tụi cháu,đêm ôm võng xuống nằm nói chuyện. Dạo Mậu Thân, anhấy cùng đặc công bò vào tận hầm chỉ huy trong sân bay ÁiTử... - Tôi kể tiếp những chuyện về anh Hai Nguyên, rồi nóivới ông Thành - Anh ấy có nói hồi anh bỏ học, bác la dữlắm?- Ừ, tính chú ấy vốn vậy, đã quyết việc gì thì đố ai cản đượcChú ấy lo không đủ tiền cho cả hai anh em cùng học. - Ôngrơm rớm nước mắt - Hồi đó cơ cực lắm anh à! Có củkhoai bữa sáng ăn đi học mà hai anh em cứ nhường nhaumãi, trưa về vẫn còn đó, nguội ngắt...- Tôi giống anh Thành, cũng nhà nghèo, cũng hai anh emmồ côi cha mẹ từ nhỏ, chỉ tréo một chút là bên tôi em đihọc còn anh đi lính. - Ông Tùng hể hả nói.Còn có cái khác cơ bản là đi lính cho ai?”, tôi nghĩ vậy vàhỏi:- Thế bây giờ... người em của đại tá ở đâu ạ? - Chú ấy duhọc bên Canada rồi ở lại luôn. Lấy vợ ở bển, nhưng cũngngười Việt mình. Có bốn con, lớn rồi. Chú em tôi giờ làchuyên viên điện toán trong một chương trình không gian. -Ông trả lời với vẻ tự hào.Câu chuyện cứ thế tiếp tục vui vẻ. Trong đầu tôi loángthoáng mấy chữ ác ôn, nợ máu”... Không biết đã lần nàoông ta lái máy bay ném bom xuống quê tôi chưa? Mà némxuống đâu cũng vậy thôi! Nhưng hình như trong ông còn cómột điều uẩn khúc nào đó mà tôi chưa biết được... Mười giờ trưa. Ông Thành giục con gái nấu cơm rồiquay sang nói với tôi:- Lúc sáng cứ nôn nao lên đây thành ra chưa ăn uống gì.Tôi đã bảo con Thủy đem đồ nguội đi mà nó không chịu,nói lên giữa rừng nấu ăn thích hơn.Cô gái hỏi tôi lấy xoong rồi trút gạo đem đi vo. Họ lại đemcả gạo lên.- Anh Hải đưa em xuống suối! - Cô bảo.Tôi ngần ngừ. Đúng là phải đưa cô ta đi, nhưng để hai ôngkhách ngồi đây cũng không yên tâm. Con báo thì nhất địnhchạy theo chúng tôi rồi! Tôi hỏi ông Tùng:- Sao lên rừng mà đại tá không mang theo súng?Ông ta cười bảo:- Lúc sáng cũng định mang khẩu súng săn cho có vẻ đirừng, mà con Thủy không chịu. Nó nói làm vậy là vi phạmquy định của anh.Cô gái cười:- Chớ bác biểu sao? Bay trực thăng Mỹ, mang theo súng,không chừng lãnh đạn à!Tôi cũng cười, bảo cô đứng đợi rồi ra sau hốc cây đa lấykhẩu súng có kính ngắm khoác lên vai. Còn khẩu kia tôi lênđạn, khóa lại và dựng bên bàn đá.- Xin đại tá nhớ giữ súng trong tầm tay. - Tôi dặn.Ông nhìn tôi ngạc nhiên:- Anh... cẩn thận quá!- Lúc này đại tá là khách của tôi mà! Nhưng cảnh giác vậythôi chứ ở đây cũng yên. - Tôi nói rồi bước theo cô gái.Đi được một đoạn, cô cười khúc khích: Phải như vầy mớinói chuyện với anh được. Ngồi trên em đâu chen vô đượccâu nào!- Ờ thì... phải để người lớn nói chuyện chứ?- Em cũng lớn chớ bộ?- Cô bao nhiêu tuổi mà đòi lớn?- Em... hăm tư!- Vậy còn ít hơn tôi một tuổi, chỉ đáng bậc em thôi!- Em đâu có đòi làm chị? - Cô cười, nói tiếp - Nhưng thôi,để nói sang chuyện khác. Em có đem lên cho anh bản đồvà địa bàn, giấu trong thùng mì ấy? Mà anh đừng cho baem và bác Tùng biết.- Ôi, cám ơn cô Thủy nhiều lắm? - Tôi mừng rỡ - Nhưng...sao lại phải giấu bác?- Thì phải làm vậy cho nó ly kỳ chớ? - Cô cười tinh nghịch.Lúc này tôi mới để ý thấy cô nói tiếng miền trong chứkhông phải tiếng Quảng, chắc tại lớn lên ở Sài Gòn. Tiếngvùng trong ấy với giọng nói thanh thanh nghe thật hay.Cô gái ngồi thụp xuống bên vũng suối, nhưng chưa vo gạomà đưa tay nghịch nước:- Anh Hải này! Ba em vừa đi Tam Kỳ hai ngày đấy?- Vậy hả? Chắc bác đi thăm ai? - Tôi hồi hộp nhưng giả bộthờ ơ hỏi lại.- Ba em vô chỗ già Lý.- Thế bác kể gì không?- Anh lên mà hỏi ba em ấy! Em hỏi, ông cứ ậm à ậm ừ, ravẻ chuyện người lớn không nói với con nít. - Cô ấm ức.Tôi cười:- Chắc chẳng có chuyện gì nên bác mới không nói.- Đâu phải! Em biết ba đi để tìm cách nhắn cho chúNguyên. Ôi! Em mong được gặp chú quá? Hồi nhỏ ngheba em kể hoài. Cả má em cũng đâu biết mặt. Mà... chúgiống ba em không anh?- Giống lắm! Không phải giống như in đâu, nhưng có nét gìrất dễ nhận. Hôm mới gặ ...