Danh mục tài liệu

Đổi mới giáo dục và đào tạo của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.24 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, nội dung và phương pháp đổi mới cũng như cơ chế tổ chức, quản lý và một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh có hiệu quả sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới giáo dục và đào tạo của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Phạm Văn Thực1Tóm tắt Để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm hướng tới xây dựng một nền giáo dục phát triển đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), cần phải xây dựng được triết lý giáo dục trong một giai đoạn cụ thể cho đất nước trên cơ sở tham khảo giáo dục của các nước phương Tây hiện đại. Trong bài viết này chúng tôi tập trung phân tích bối cảnh hiện nay và yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Nhận diện những nguy cơ và thách thức đặt ra đối với quá trình đổi mới và phát triển giáo dục hiện nay. Đồng thời tham khảo giáo dục phương Tây hiện đại trong việc định hướng đổi mới giáo dục Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, nội dung và phương pháp đổi mới cũng như cơ chế tổ chức, quản lý và một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh có hiệu quả sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Việt Nam. Từ khóa: Đổi mới; triết học; bối cảnh; khuyến nghị.Đặt vấn đề Giáo dục là quốc sách trong các chiến lược phát triển của nước ta. Văn kiện Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạotrong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt nhằmthực hiện một trong ba khâu đột phá chiến lược là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nướcnhà. Nghị quyết Hội nghị trung ương VIII khóa XI đã bàn sâu về Đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục và đào tạo nhằm hướng tới xây dựng một nền giáo dục phát triển đáp ứng tốtyêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Để làm được điều này,chúng ta rất cần có một triết lý giáo dục có tính định hướng cho sự phát triển giáo dục nướcnhà. Tuy nhiên, có một thực tế là chúng ta đang gặp khó khăn trong việc xác định một triếtlý giáo dục phù hợp với bối cảnh mới của đất nước cũng như thế giới. Hoặc có triết lý giáodục nhưng việc áp dụng vào thực tế lại chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Điều nàydẫn đến công cuộc đổi mới giáo dục đang gặp phải những khó khăn, trở ngại lớn. Để xây dựng được triết lý giáo dục trong một giai đoạn cụ thể, có hai con đường. Một là, tổng kết thực tiễn giáo dục hiện tại và rút ra triết lý giáo dục phù hợp với thực tiễn.1 Lớp Quản Giáo Dục K18 – S3; Email: thichthienhoa@gmail.com.Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 169 Hai là, trên cơ sở một nền giáo dục đúng đắn, khoa học rút ra triết lý giáo dục phù hợp.Thực tế cho thấy, cả hai con đường đều được lựa chọn, hoặc luôn có sự kết hợp ở mức độkhác nhau hai con đường trên. Ở đây, con đường thứ hai cho thấy vai trò của nền giáo dục,trong xây dựng triết lý giáo dục hiện đại. Các nền giáo dục lớn nói chung cũng như các trường đại học nổi tiếng trên thế giớinói riêng muốn thành công đều phải dựa trên và thực hành một triết lý giáo dục của mình.Các trường đại học của Việt Nam đang trong quá trình đổi mới toàn diện và tích cực hộinhập quốc tế cũng cần xác định cho mình một triết lý giáo dục định hướng cho sự phát triểntương lai của mình. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu các mô hình thành công đi trước cũngnhư điều kiện cụ thể của nước nhà để rút ra một triết lý phù hợp với mỗi trường đại học ởViệt Nam. Điều này sẽ góp phần vào sự thành công của công cuộc đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục Việt Nam hiện nay.1. Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam1.1. Bối cảnh thế giới Thế giới đã chuẩn bị đi hết thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với những diễn biến mạnhmẽ tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung cũng nhưsự phát triển giáo dục đất nước nói riêng. Trước hết, đó là quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra vô cùngmạnh mẽ Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để chỉ sự mở rộng các quan hệ xã hội ra phạm vi toàncầu được thúc đẩy bởi sự gia tăng tốc độ, cường độ của các dòng chu chuyển và sự mở rộngkhông ngừng của các mạng lưới liên lục địa và liên khu vực theo chiều hướng tạo nên mộtchỉnh thể thế giới thống nhất. Tính tất yếu của quá trình toàn cầu hóa thể hiện ở sự phát triểncủa lực lượng sản xuất ra phạm vi toàn cầu, sự hình thành của thị trường toàn cầu, cũng nhưsự phát triển của các thiết chế kinh tế, chính trị toàn cầu. Sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa cũng đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy sự pháttriển của nền giáo dục nước mình. Bởi lẽ, muốn hội nhập quốc tế sâu rộng các quốc gia phảixây dựng nguồn nhân lực có tri thức, kỹ năng, phẩm chất cần thiết mà không phải nền giáodục nào c ...

Tài liệu có liên quan: