Đổi mới phương pháp giảng dạy từ lý thuyết tới thực tế
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 281.62 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đổi mới cái gì, đổi mới như thế nào, phương pháp dạy tiếng Việt là gì, giáo viên nói gì về đổi mới phương pháp dạy học,... Nhằm giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Đổi mới phương pháp giảng dạy từ lý thuyết tới thực tế". Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đang học chuyên ngành Giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới phương pháp giảng dạy từ lý thuyết tới thực tế KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TỪ LÝ THUYẾT TỚI THỰC TẾ TRẦN THỊ LAN ∗ Đổi mới cái gì? Đổi mới như thế nào? Có một quan niệm phổ biến hiện nay, sinh viên Việt kém ngoại ngữ. Nguyên nhân là gì vậy? Thường thì người ta sẽ nói ngay là do phương pháp dạy và học chưa đúng. Thế nên, trong suốt một thời gian dài, nhiều hội thảo về đổi mới phương pháp ở các cấp đã được tiến hành (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002, Hội thảo quốc gia về đổi mới phương pháp giảng dạy do Đại học Hà Nội tổ chức cùng năm, nhiều hội thảo khác của các tỉnh thành khắp đất nước và bây giờ sau 7 năm kể từ khi hội thảo của trường được tiến hành, lại một lần nữa, có một hội thảo về “đổi mới phương pháp giảng dạy” được tiến hành với hi vọng cải thiện tình hình giảng dạy ngoại ngữ trong giai đoạn mới với chiến lược đào tạo đại học giai đoạn 2010-2020. Như thế cần phải ngầm định rằng, vấn đề phương pháp giảng dạy đang được xác định là vấn đề mấu chốt của giáo dục đại học nói chung, và giáo dục ngoại ngữ nói riêng. Câu hỏi đặt ra là liệu có nhất thiết phải phải thay đổi phương pháp giảng dạy, hay là có một cái gì đó khác thế đã bị bỏ qua hoặc bị đánh giá chưa chính xác trong đào tạo ngoại ngữ? Trên thực tế, các phương pháp học và giảng dạy ngoại ngữ qua nhiều thời kì với nhiều biến đổi, nhưng được đa số chấp nhận không có một phương pháp học và dạy tối ưu có thể áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, mọi giai tầng, mọi mục tiêu mà chỉ có thể ứng dụng các phương pháp khác nhau có thể là riêng biệt, nhưng cũng có thể là tổng hòa của mọi phương pháp nhằm thực hiện một mục tiêu giáo dục cụ thể. Bài này tập trung trả lời một số câu hỏi sau: Đổi mới giảng dạy ngoại ngữ thì đổi mới cái gì? Đổi mới như thế nào? Có phương pháp giảng dạy riêng cho từng ngoại ngữ không, ví như phương pháp dạy tiếng Nga, Anh, Pháp, hay Việt ∗ TS., Khoa Đào tạo Tại chức 69 riêng biệt không? Hay có phương pháp giảng dạy các môn chuyên ngành không hay là tất cả đều phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định nào đó? Nếu có thì đó là gì và nếu không có thì tại sao? Phương pháp giảng dạy tiếng là gì? Phương pháp giảng dạy tiếng được hiểu là cách thức dạy một ngôn ngữ cụ thể dựa trên các nguyên lí và qui trình giảng dạy chung. Như vậy, về nguyên tắc, không có phương pháp giảng dạy riêng cho từng thứ tiếng mà chỉ có phương pháp chung ứng dụng chung cho toàn bộ các thứ tiếng, bất luận đó là tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Việt v.v. Lịch sử phương pháp giảng dạy tiếng được Nguyễn Xuân Thơm khái quát hóa thành bốn kỷ nguyên: kỷ nguyên tiền phương pháp (Pre-method era), kỷ nguyên phương pháp (method era), kỷ nguyên trên phương pháp (beyond- method era), kỷ nguyên hậu phương pháp (post-method era). Thực chất các chuyên gia phương pháp giảng dạy tiếng Anh (Richards and Rodgers, Larsen- Freeman, Celce-Murcia, Bowem, Madsen, Brown v.v.) cũng đề cập tới bảy phương pháp hay lối tiếp cận chính trong hầu hết các tác phẩm kinh điển về giảng dạy tiếng Anh (tiếng Việt có thể xem bài viết tóm tắt về lịch sử phương pháp hay lối tiếp cận chính (Trần Thị Lan, Những vấn đề ngôn ngữ học liên ngành, chủ biên Nguyễn Huy Cẩn, 2008). Các phương pháp hay lối tiếp cận này bao gồm Ngữ pháp-dịch (grammar-translation), Trực tiếp (Direct methods), Nghe khẩu ngữ/cấu trúc luận (Audio-lingualism), Giảng dạy theo tình huống (Situational language teaching), Phương pháp/hướng tiếp cận giao tiếp (Communicative Approach), Hướng tiếp cận nhân văn (Humanistic Approach), và Giảng dạy theo nhiệm vụ (Task-based language teaching). Mỗi phương pháp hay hướng tiếp cận đều có rõ ưu việt và bất cập của nó, khó có thể có một phương pháp nào tối ưu cho mọi hoàn cảnh giảng dạy và cho mọi đối tượng. Hiện giờ, không thể phủ nhận được cái “mốt” của hai từ “giao tiếp”. Tương lai, phương pháp nào sẽ được thịnh hành chưa ai có thể dự báo được, nhưng trong thời đại công nghệ thông tin, biết đâu đó, một hướng tiếp cận mới nào đó có thể 70 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 sẽ được phổ biến rộng rãi hơn, một hương tiếp cận nhận thức chẳng hạn, như một số chuyên gia dự báo. Xuất phát từ quan điểm đó, đặt vấn đề “đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ” và chia nhỏ ra thành “phương pháp giảng dạy ngoại ngữ”, “phương pháp giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành”, hay “phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” rõ ràng có nhiều cái trùng chéo, vì rằng một lẽ giản đơn, tất cả các phương pháp giảng dạy nói chung đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc và qui trình nhất định (Richards and Rodgers). Và việc “đổi mới phương pháp” phải gắn liền đồng bộ với việc đổi mới chương trìn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới phương pháp giảng dạy từ lý thuyết tới thực tế KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TỪ LÝ THUYẾT TỚI THỰC TẾ TRẦN THỊ LAN ∗ Đổi mới cái gì? Đổi mới như thế nào? Có một quan niệm phổ biến hiện nay, sinh viên Việt kém ngoại ngữ. Nguyên nhân là gì vậy? Thường thì người ta sẽ nói ngay là do phương pháp dạy và học chưa đúng. Thế nên, trong suốt một thời gian dài, nhiều hội thảo về đổi mới phương pháp ở các cấp đã được tiến hành (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002, Hội thảo quốc gia về đổi mới phương pháp giảng dạy do Đại học Hà Nội tổ chức cùng năm, nhiều hội thảo khác của các tỉnh thành khắp đất nước và bây giờ sau 7 năm kể từ khi hội thảo của trường được tiến hành, lại một lần nữa, có một hội thảo về “đổi mới phương pháp giảng dạy” được tiến hành với hi vọng cải thiện tình hình giảng dạy ngoại ngữ trong giai đoạn mới với chiến lược đào tạo đại học giai đoạn 2010-2020. Như thế cần phải ngầm định rằng, vấn đề phương pháp giảng dạy đang được xác định là vấn đề mấu chốt của giáo dục đại học nói chung, và giáo dục ngoại ngữ nói riêng. Câu hỏi đặt ra là liệu có nhất thiết phải phải thay đổi phương pháp giảng dạy, hay là có một cái gì đó khác thế đã bị bỏ qua hoặc bị đánh giá chưa chính xác trong đào tạo ngoại ngữ? Trên thực tế, các phương pháp học và giảng dạy ngoại ngữ qua nhiều thời kì với nhiều biến đổi, nhưng được đa số chấp nhận không có một phương pháp học và dạy tối ưu có thể áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, mọi giai tầng, mọi mục tiêu mà chỉ có thể ứng dụng các phương pháp khác nhau có thể là riêng biệt, nhưng cũng có thể là tổng hòa của mọi phương pháp nhằm thực hiện một mục tiêu giáo dục cụ thể. Bài này tập trung trả lời một số câu hỏi sau: Đổi mới giảng dạy ngoại ngữ thì đổi mới cái gì? Đổi mới như thế nào? Có phương pháp giảng dạy riêng cho từng ngoại ngữ không, ví như phương pháp dạy tiếng Nga, Anh, Pháp, hay Việt ∗ TS., Khoa Đào tạo Tại chức 69 riêng biệt không? Hay có phương pháp giảng dạy các môn chuyên ngành không hay là tất cả đều phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định nào đó? Nếu có thì đó là gì và nếu không có thì tại sao? Phương pháp giảng dạy tiếng là gì? Phương pháp giảng dạy tiếng được hiểu là cách thức dạy một ngôn ngữ cụ thể dựa trên các nguyên lí và qui trình giảng dạy chung. Như vậy, về nguyên tắc, không có phương pháp giảng dạy riêng cho từng thứ tiếng mà chỉ có phương pháp chung ứng dụng chung cho toàn bộ các thứ tiếng, bất luận đó là tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Việt v.v. Lịch sử phương pháp giảng dạy tiếng được Nguyễn Xuân Thơm khái quát hóa thành bốn kỷ nguyên: kỷ nguyên tiền phương pháp (Pre-method era), kỷ nguyên phương pháp (method era), kỷ nguyên trên phương pháp (beyond- method era), kỷ nguyên hậu phương pháp (post-method era). Thực chất các chuyên gia phương pháp giảng dạy tiếng Anh (Richards and Rodgers, Larsen- Freeman, Celce-Murcia, Bowem, Madsen, Brown v.v.) cũng đề cập tới bảy phương pháp hay lối tiếp cận chính trong hầu hết các tác phẩm kinh điển về giảng dạy tiếng Anh (tiếng Việt có thể xem bài viết tóm tắt về lịch sử phương pháp hay lối tiếp cận chính (Trần Thị Lan, Những vấn đề ngôn ngữ học liên ngành, chủ biên Nguyễn Huy Cẩn, 2008). Các phương pháp hay lối tiếp cận này bao gồm Ngữ pháp-dịch (grammar-translation), Trực tiếp (Direct methods), Nghe khẩu ngữ/cấu trúc luận (Audio-lingualism), Giảng dạy theo tình huống (Situational language teaching), Phương pháp/hướng tiếp cận giao tiếp (Communicative Approach), Hướng tiếp cận nhân văn (Humanistic Approach), và Giảng dạy theo nhiệm vụ (Task-based language teaching). Mỗi phương pháp hay hướng tiếp cận đều có rõ ưu việt và bất cập của nó, khó có thể có một phương pháp nào tối ưu cho mọi hoàn cảnh giảng dạy và cho mọi đối tượng. Hiện giờ, không thể phủ nhận được cái “mốt” của hai từ “giao tiếp”. Tương lai, phương pháp nào sẽ được thịnh hành chưa ai có thể dự báo được, nhưng trong thời đại công nghệ thông tin, biết đâu đó, một hướng tiếp cận mới nào đó có thể 70 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009 sẽ được phổ biến rộng rãi hơn, một hương tiếp cận nhận thức chẳng hạn, như một số chuyên gia dự báo. Xuất phát từ quan điểm đó, đặt vấn đề “đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ” và chia nhỏ ra thành “phương pháp giảng dạy ngoại ngữ”, “phương pháp giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành”, hay “phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” rõ ràng có nhiều cái trùng chéo, vì rằng một lẽ giản đơn, tất cả các phương pháp giảng dạy nói chung đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc và qui trình nhất định (Richards and Rodgers). Và việc “đổi mới phương pháp” phải gắn liền đồng bộ với việc đổi mới chương trìn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đổi mới phương pháp giảng dạy Phương pháp giảng dạy Khái niệm phương pháp giảng dạy Khái niệm đổi mới phương pháp giảng dạy Khái niệm phương pháp dạy tiếng Việt Phương pháp dạy tiếng ViệtTài liệu có liên quan:
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
10 trang 176 0 0 -
Giáo án mầm non : Vườn trường mùa thu
3 trang 176 0 0 -
Giáo án mầm non : Tạm biệt búp bê
4 trang 164 0 0 -
Ghi nhật ký – một hình thức đánh giá mới mẻ
4 trang 139 0 0 -
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ TIN CẬY CỦA MỘT BÀI KIỂM TRA
7 trang 126 0 0 -
Giáo trình Phương pháp giảng dạy văn học: Phần 1 - Phan Trọng Luận
68 trang 125 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp xây dựng thư viện sách điện tử
12 trang 103 0 0 -
Đổi mới phương pháp giảng dạy kỹ năng viết tiếng Anh ở trung học phổ thông Việt Nam
13 trang 97 0 0 -
Giáo án mầm non : QUẦN ÁO CỦA BÉ
2 trang 95 0 0 -
Giáo án mầm non : Những khúc nhạc hồng
4 trang 90 0 0