
Đôi nét về Kinh Thánh Kitô giáo và một số lưu ý khi nghiên cứu Kinh Thánh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi nét về Kinh Thánh Kitô giáo và một số lưu ý khi nghiên cứu Kinh Thánh128 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017Thường thức tôn giáo ĐÔI NÉT VỀ KINH THÁNH KITÔ GIÁO VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH VŨ VĂN HIẾU * Dẫn nhập Muốn hiểu về một tôn giáo, nhất thiết phải nghiên cứu kinh điểncủa tôn giáo đó. Kinh điển của tôn giáo tỏ bày về bản chất của tôngiáo. Tuy nhiên, việc tiếp cận nghiên cứu kinh điển tôn giáo là côngviệc khó khăn, nó đòi hỏi những người nghiên cứu lĩnh vực này phảicó phương pháp phù hợp và khả năng tiếp cận đối tượng. Ở góc độhiện sinh, Kinh Thánh chứa đựng nhiều quan điểm trả lời cho nhữngcâu hỏi về phần lớn các vấn đề mà con người phải đối mặt ở mọi nơivà mọi thời: Con người là ai? Con người bởi đâu mà hiện hữu? Tạisao con người lại ở đây? Số phận con người là gì? Ý nghĩa sự tồn tạicủa mỗi cá nhân là gì trong một thế giới?.... Vì thế, việc nghiên cứuKinh Thánh luôn có tính thời sự. Trọng tâm của bài viết này, ngườiviết đề cập đến một số lưu ý khi nghiên cứu Kinh Thánh. 1. Bộ Kinh Thánh và vai trò của Kinh Thánh 1.1. Từ nguyên “Kinh Thánh” và những sách thuộc Kinh Thánh Danh từ Kinh Thánh hay Thánh kinh là nghĩa chuyển dịch từ tiếngHy Lạp “Biblia”, chỉ có nghĩa đơn giản là “kinh sách”, theo nghĩachung chỉ một tuyển tập gồm nhiều tác phẩm được xem là tác phẩm cóuy tín, mang tính chất thánh thiện đặc biệt. Ngày xưa, khi dịch CựuƯớc Toàn Thư và Tân Ước Toàn Thư sang chữ Hán, người TrungQuốc gọi hai cuốn sách này là Thần thánh điển phạm (Mẫu mựcthiêng liêng) và Thiên kinh địa nghĩa (Đạo nghĩa muôn thuở). Về sau,khi in gộp Cựu Ước và Tân Ước thành một bộ sách, người TrungQuốc ghép hai chữ thứ hai lại thành: Thánh Kinh.* Nhà xuất bản Tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ.Ngày nhận bài: 4/11/2017; Ngày biên tập: 14/11/2017; Ngày duyệt đăng: 23/11/2017.Vũ Văn Hiếu. Đôi nét về Kinh Thánh Kitô giáo… 129 Kinh Thánh là một pho sách (Công giáo thừa nhận 73 quyển, TinLành công nhận 66 quyển) được chia làm hai phần Cựu Ước (Cônggiáo thừa nhận 46 cuốn, Tin Lành thừa nhận 39 cuốn) và Tân Ước (27cuốn, đều được Công giáo và Tin Lành thừa nhận). Cựu Ước là nhữngsách được viết trước Đức Giê-su ra đời do các vị được gọi là Tiên trivà các tác giả người Do Thái; Tân Ước được viết sau Đức Giê-su rađời, do các vị được gọi là thánh sử, các Tông đồ và các môn đệ trựctiếp của các vị này. Cựu Ước (Công giáo) gồm 46 cuốn được chia làm 3 loại: Sử kýgồm 21 cuốn (Sáng thế, Xuất hành, Lê-vi, Dân số, Đệ Nhị luật, Giô-suê, Thủ lãnh, Rút, Sa-mu-en quyển 1, Sa-mu-en quyển 2, Sách Cácvua quyển 1, Sách Các vua quyển 2, Sử biên niên quyển 1, Sử biênniên quyển 2, Ét-ra, Nơ-khe-mi-a, Tô-bi-a, Giu-đi-tha, Ét-te, Ma-ca-bêquyển 1, Ma-ca-bê quyển 2); Giáo huấn gồm 7 cuốn (Gióp, Thánhvịnh, Châm ngôn, Giảng viên, Diễm ca, Khôn ngoan, Huấn ca); Tiêntri gồm 18 cuốn (I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ai-ca, Ba-rúc, Ê-dê-ki-en, Đa-ni-en, Hô-sê, Giô-en, A-mốt, Ô-va-đi-a, Giô-na, Mi-kha, Na-khum,Kha-ba-cúc, Xô-phô-ni-a, Khác-gai, Da-ca-ri-a, Ma-la-khi). 27 cuốn trong Tân Ước cũng được chia làm ba thể loại: Sử ký gồm5 cuốn (Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca, Gio-an, Công vụ tông đồ); Giáohuấn gồm 21 quyển (Rô-ma, Cô-rin-tô 1, Cô-rin-tô 2, Ga-la-ta, Ê-phê-sô, Phi-líp-phê, Cô-lô-sê, Thê-sa-lô-ni-ca 1, Thê-sa-nô-ni-ca 2, Ti-mô-thê 1, Ti-mô-thê 2, Ti-tô, Phi-lê-môn, Do-thái, Gia-cô-bê, Phê-rô 1,Phê-rô 2, Gio-an 1, Gio-an 2, Gio-an 3, Giu-đa); Tiên tri có một cuốnlà Khải huyền. 1.2. Vai trò của Kinh Thánh 1.2.1. Vai trò tôn giáo Kinh Thánh có vai trò về mặt tôn giáo đặc biệt quan trọng. Phầnđầu tiên trong Kinh Thánh (thường được tín đồ Kitô giáo gọi là CựuƯớc, và người Do Thái gọi là Tanak) được người Do Thái xem là kinhsách thiêng liêng. Tín đồ Kitô giáo thì xem toàn bộ Kinh Thánh là“Lời Chúa” trong cùng một tâm thế. Ngoài ra, Islam giáo mặc dù cósách kinh của riêng mình (Kinh Qur’an) cũng chịu ảnh hưởng nhiều từCựu Ước, và trong một chừng mực nào đó, chịu ảnh hưởng của Tân130 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017Ước. Bản thân Islam giáo cũng thừa nhận giá trị nhất định trong Kinhsách của Kitô giáo và Do Thái giáo, và gọi những người theo hai tôngiáo này là dân của Kinh sách. Vì thế, xét từ góc độ tôn giáo, KinhThánh có vai trò đặc biệt trong lịch sử và sinh hoạt tôn giáo của ba tôngiáo này. Ngoài ra, nền tảng tôn giáo của một bộ phận lớn dân số toàncầu, trực tiếp hay gián tiếp trong Kitô giáo hay Do Thái. 1.2.2. Vai trò văn hóa Không thể phủ nhận vị trí và ảnh hưởng của Kinh Thánh trên lĩnhvực văn hóa. Kinh Thánh chứa đựng một số tác phẩm văn học nổitiếng trên thế giới, vì thế cấu thành một bộ phận quan trọng trongtruyền thống văn học Phương Tây. Ngoài ra, ảnh hưởng sâu rộng vàviệc áp dụng phổ biến các chủ đề, hình ảnh trong Kinh Thánh có thểđược tìm thấy trong rất nhiều các tác phẩm của nhiều nhân vật văn họcnổi tiếng trong thế giới Phương Tây. Kinh Thánh truyền cảm hứngcho ngành hội họa, điêu khắc, kiến trúc và âm nhạc trong nền văn hóaPhương Tây, và phần lớn truyền thống luật pháp và xã hội PhươngTây đều dựa vào tư tưởng và các hướng dẫn thực hành trong KinhThánh. 1.2.3. Vai trò lịch sử Kinh Thánh, ở góc độ lịch sử, là những ghi chép về các sự kiện,sinh hoạt, nhân vật... cung cấp tư liệu nguồn quan trọng đối với các sửgia, vì không có tài liệu này, kiến thức Cận Đông cổ đại của các sử giasẽ bị hạn chế và sử gia sẽ hầu như không biết gì về sinh hoạt và lịch sửcủa nước Israel cổ đại cũng như phong trào Kitô giáo ban đầu. Ngoàira, người ta có thể khám phá những ý nghĩa quan trọng khác của KinhThánh như đạo đức, ý nghĩa hiện sinh, v.v… 2. Một số lưu ý khi nghiên cứu Kinh Thánh 2.1. Một số khó khăn thường gặp khi nghiên cứu Kinh Thánh Ngày nay, khi tiếp cận nghiên cứu Kinh Thánh, người nghiên cứuth ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Nghiên cứu tôn giáo Kinh Thánh Kitô giáo Vai trò của Kinh Thánh Vai trò văn hóaTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 509 12 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 318 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 278 0 0 -
15 trang 269 0 0
-
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 227 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 209 0 0 -
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 196 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 188 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 166 1 0 -
Tư tưởng phân tâm học Freud về nguồn gốc của tôn giáo
20 trang 151 0 0 -
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 149 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 138 0 0 -
16 trang 133 0 0
-
Hoạt động y tế của tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam qua mô hình phòng thuốc Nam phước thiện
20 trang 131 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 129 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 125 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 124 0 0 -
Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa Thiên Huế - Vũ Mạnh Lợi
0 trang 121 0 0 -
195 trang 107 0 0
-
Tin lành Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991 – 2021)
15 trang 104 0 0