Danh mục tài liệu

Đời sống vật chất của cư dân Thăng Long thế kỷ XVII và XVIII

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.81 KB      Lượt xem: 75      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu lên một số bút ký ghi chép khá cụ thể về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân Đại Việt, trong đó có đời sống vật chất với một cái nhìn khách quan. Qua ghi chép của người phương Tây, những nội dung về ăn, ở, mặc của cư dân Đại Việt nói chung, Thăng Long (vùng Đàng Ngoài) nói riêng được phác họa khá chân thực, cho thấy nhiều nét gần gũi với thói quen, phong tục của người dân Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đời sống vật chất của cư dân Thăng Long thế kỷ XVII và XVIII Đời sống vật chất của cư dân Thăng Long thế kỷ XVII và XVIII Trịnh Thị Hà1 1 Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: trinhha3012@gmail.com Nhận ngày 7 tháng 10 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 8 tháng 11 năm 2016. Tóm tắt: Quốc gia Đại Việt thế kỷ XVII và XVIII (gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài) không chỉ trải qua nhiều chuyển biến quan trọng về chính trị, xã hội, mà đây còn là thời kỳ lịch sử đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ, sự khởi sắc của nền kinh tế ngoại thương giữa Đại Việt với các nước phương Tây. Một trong những biểu hiện cụ thể nhất cho mối quan hệ giao thương này chính là sự xuất hiện của khá nhiều các giáo sĩ, thương nhân, nhà hàng hải, du lịch người phương Tây đến Đại Việt để tìm hiểu, truyền giáo, giao thương buôn bán, du lịch. Chính họ đã để lại một số bút ký ghi chép khá cụ thể về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân Đại Việt, trong đó có đời sống vật chất với một cái nhìn khách quan. Qua ghi chép của người phương Tây, những nội dung về ăn, ở, mặc của cư dân Đại Việt nói chung, Thăng Long (vùng Đàng Ngoài) nói riêng được phác họa khá chân thực, cho thấy nhiều nét gần gũi với thói quen, phong tục của người dân Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Đại Việt, đời sống vật chất, Thăng Long, phương Tây. Abstract: The 17th and 18th centuries did not only see Dai Viet (Great Viet, now Vietnam), both in Dang Trong (the Southern part, when the country was divided by Gianh river in what is now central Vietnam) and Dang Ngoai (the Northern part), undergoing many important political and social changes, but also its vigorous development, including the development of foreign trade with Western nations. One of the most specific demonstrations of the trade was the arrival of many missionaries, merchants and travelers from the West to study the country, propagate their religions, and conduct commercial and touristic activities. It is they who authored writings on the Dai Viet citizens’ life on political, economic, cultural and social spheres, including the latter’s material life, with objective views. The records reflect rather genuinely the gastronomy, dwelling and costumes of the Dai Viet people in general and of residents of Thang Long (in Dang Ngoai) in particular, showing many traits that are close to those of the modern Vietnamese. Keywords: Dai Viet, material life, Thang Long, the West. 101 Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (109) - 2016 1. Mở đầu Trong lịch sử quân chủ Việt Nam, thế kỷ XVII và XVIII được coi là thời kỳ lịch sử có nhiều chuyển biến quan trọng về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Về mặt chính trị, đây là thời kỳ trị vì của vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, bản thân triều đình Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài lại tồn tại theo thể chế “lưỡng đầu chế”: triều đình do vua Lê đứng đầu và phủ chúa của dòng họ Trịnh. Đây cũng là thời kỳ lịch sử chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thương mại, đặc biệt là sự giao thương với các nước tư bản phương Tây. Mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa Đại Việt với một số nước phương Tây đã được xác lập từ giữa thế kỷ XVI. Đến thế kỷ XVII và XVIII, quan hệ giao thương này tiếp tục phát triển và mở rộng do nhiều các giáo sĩ, thương nhân, nhà du hành người nước ngoài (từ nhiều quốc gia khác nhau như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp...) đến truyền giáo, thông thương, du lịch, trong đó tập trung chủ yếu tại kinh thành Thăng Long (lúc đó người phương Tây gọi Thăng Long là Kẻ Chợ). Trong quá trình sinh sống và làm việc tại đây, nhiều người trong số họ đã có những ghi chép, mô tả hoặc nêu lên cảm nhận của bản thân về cuộc sống của cư dân Đại Việt nói chung, cư dân kinh thành Thăng Long nói riêng khá chi tiết, cụ thể, sinh động. Trong đó có nội dung về đời sống vật chất, bao gồm ăn, mặc, ở của các tầng lớp xã hội khác nhau. 2. Sự xuất hiện của người phương Tây và kết cấu cư dân Thăng Long Người phương Tây có mặt ở Đại Việt từ khá sớm. Năm 1523, vua Bồ Đào Nha đã 102 gửi một bức thư đến chính quyền Đại Việt chính thức xin thông thương và truyền đạo. Năm 1533, một giáo sĩ phương Tây đầu tiên có mặt tại Đàng Ngoài. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi về sự kiện này như sau: “Gia Tô theo sách Dã Lục thì tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Ynexu (hoặc Inikhu) lén lút theo đường biển đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh, huyện Nam Chân và xã Trà Lũ, huyện Giao Thủy, ngấm ngầm truyền giáo về Tả đạo Gia Tô” [8, tr.301]. Nhiều năm tiếp đó, đặc biệt vào những thập niên đầu thế kỷ XVII, quốc gia Đại Việt bao gồm cả Đàng Ngoài và Đàng Trong, đã tiếp đón rất nhiều người phương Tây; họ không chỉ các giáo sĩ thuộc các dòng tu Phan Sinh (Franciscains), Đa Minh (Dominicains), Âu Tinh (Augustins) thuộc các quốc tịch Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý đến truyền giáo [4, tr.48], mà còn là các thương nhân, thương lái người Âu đến lập thương điếm để làm ăn, buôn bán. Vào n ...

Tài liệu được xem nhiều: