
Đón Tết kiểu Nhật Bản
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đón Tết kiểu Nhật Bản Đón Tết kiểu Nhật BảnNgười Nhật Bản đón Tết theo dương lịch với những nghi lễ độc đáo và thú vị. Hãy cùngxem Tết của Nhật và Việt Nam có gì giống và khác nhau.• Treo shimenawa trước cửa nhàVới ý nghĩa đón tiếp vị thần năm mới và trừ ma quỷ, người Nhật Bản có phong tục treoshimenawa trước cửa nhà vào những ngày đầu tiên của năm mới.• Đặt kadomatsu cạnh cửaKadomatsu được làm bằng 3 ống tre tươi với vài cành thông bó lại với nhau và đượcđặt cạnh lối ra vào. Khi làm kadomatsu, số đoạn trên cành thông phải lẻ vì người Nhậtquan niệm rằng hạnh phúc không thể chia được và nó kéo dài mãi mãi, chỉ có nỗi bấthạnh mới chia được để chấm dứt. Họ dùng cành thông vì dù trong mùa đông, thôngvẫn xanh tươi, tượng trưng sự thanh khiết và sức sống mạnh mẽ, lá thông sắc nhọn cóthể diệt trừ ma quỷ.• Đặt wakazari trong bếpNgười Nhật Bản còn có phong tục đặt wakazari (dây thừng quấn thành vòng tròn nhỏ)trong bếp để tạ ơn các thần hỏa và thủy đã giúp đỡ họ trong cuộc sống hàng ngày.W akazari cũng được đặt trước mui xe ôtô và xe đạp để mong an toàn trong năm mới.• Cúng tổ tiên và các vị thầnVào đêm Giao thừa, người Nhật Bản đặt các nguyên liệu làm món ăn cùng với bánhdầy toshimochi lên bàn thờ tổ tiên và thềm tokonoma để đón tiếp các vị thần năm mới.Họ quan niệm rằng, ăn những món ăn đã được dâng lên các vị thần sẽ tăng thêm lòngsùng kính và sẽ được thần linh phù hộ. Khi ăn phải dùng loại đũa đặc biệt nhọn cả 2đầu vì dùng cho cả người và thần.• Ăn canh bánh dầy ozoni vào sáng mùng một TếtMón canh ozoni không thể thiếu bánh dầy toshimochi vì ngày xưa loại bánh này đượcvị thần tên Toshidon xuất hiện trong đêm Giao thừa ban tặng cho các trẻ em hiềnngoan, biết vâng lời cha mẹ. Sáng mùng một Tết, người Nhật Bản ăn món canh ozonivới bánh dầy toshimochi vì họ quan niệm rằng lúa có hồn và bánh dầy có vía, ăn mónnày nghĩa là tăng thêm sức sống. Đặc biệt, bánh dầy ngày Tết là do thần tặng cho nêncó sức sống mạnh hơn.• Lì xì đầu nămNgười Nhật Bản còn có tập quán lì xì vào dịp Tết với ý nghĩa mang lại sự may mắn vàthịnh vượng trong năm mới.• Chơi trò chơi dân gianNgười Nhật Bản cho rằng sau khi đón tiếp vị thần năm mới thì phải làm cho thần vui vẻ,thoải mái. Và đó là nguồn gốc xuất phát của những trò chơi trong ngày Tết ở Nhật Bảnnhư trò thả diều takoage, đánh cầu lông hanetsuki, chơi quay komamawashi… Mộttrong những trò chơi ngày Tết đặc sắc của Nhật Bản là trò đánh cầu lông hanetsuki.Trò chơi này sử dụng vợt gỗ gọi là hagoita và cầu đá cắm lông. Người Nhật cho rằng,đánh cầu được bao nhiêu lần thì có thể tránh điều xấu bấy nhiêu lần, và tặng vợthagoita cho con gái đón Tết đầu tiên với hy vọng có cuộc sống an khang. Vì vậy, tròchơi hanetsuki không chú trọng kết quả thắng bại mà mục đích chính là để tránh nhữngđiều xui xẻo.Người Nhật Bản cho rằng thả diều trên trời cao là để giao tiếp với các vị thần, với mongmuốn thần phù hộ cho con trai mạnh khỏe. Điều này được phản ánh qua hình vẽ trêndiều như hình búp bê lật đật daruma phù hộ hạnh phúc và may mắn, mặt nạ quỷhannya để trừ chuyện rủi ro, tranh võ sĩ mushae để mong con mình sau này sẽ giữ địavị có uy tín trong xã hội.Nói chung, các trò chơi Tết đều có nguồn gốc liên quan đến các vị thần và trẻ em luônlà nhân vật chính vì người Nhật có quan niệm rằng trẻ em từ 7 tuổi trở xuống là concủa thần, chúng rất gần gũi với thần.• Đi chùa vào năm mớiNgười Nhật Bản cũng có tục lệ đi chùa vào ngày Tết. Người ta cầu mong thần phù hộcho năm mới vô sự, an khang, và trước khi về thường rút quẻ.Rút quẻ là để nghe phán xét của vị thần. Vì thế dù rút được quẻ hung đi chăng nữa thìtrong đó cũng có lời khuyên hay bài học. Người Nhật có tập quán khi rút được quẻ lànhthì mang về, nếu rút phải quẻ hung thì buộc lên cành cây như một lời hứa với vị thầnrằng sẽ cố gắng hành động theo lời khuyên của thần.Ngoài ra người Nhật Bản còn treo hình lật đật daruma để phù hộ buôn bán phát đạt,treo chữ khai bút đầu năm kakizome để mong viết chữ đẹp và học giỏi hơn. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đón Tết kiểu Nhật Bản Tết Nhật Bản Văn hóa Nhật Bản Tết cổ truyền của người Nhật Bản Lễ nghi ngày tết Nhật BảnTài liệu có liên quan:
-
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 277 0 0 -
Biểu tượng hoa trong thơ haiku của Matsuo Basho và Yosa Buson
10 trang 268 0 0 -
Sự khác nhau của mỗi vùng miền chứa đựng trong món Ozoni truyền thống ngày tết Nhật Bản
6 trang 233 0 0 -
Biểu hiện văn hóa Nhật Bản qua tiếng Nhật thư tín
4 trang 155 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 118 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản: Sân khấu truyền thống Nhật Bản
120 trang 105 0 0 -
138 trang 99 0 0
-
Sổ tay cư trú người nước ngoài
28 trang 86 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 1
180 trang 76 0 0 -
Phương pháp biểu đạt cảm xúc con người thông qua hình ảnh động vật
6 trang 52 1 0 -
Hóa đàm phán ngoại thương của người nhật bản
17 trang 44 0 0 -
Kính ngữ trong tiếng Nhật nhìn từ góc độ văn hóa
9 trang 36 0 0 -
nước nhật và người nhật: phần 2
23 trang 32 0 0 -
Nhật Bản đất nước và con người - Eiichi Aoki (chủ biên)
501 trang 31 0 0 -
3 trang 30 0 0
-
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 1
109 trang 30 0 0 -
4 trang 30 0 0
-
4 trang 29 0 0
-
15 trang 28 0 0
-
Ikebana - nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản
7 trang 28 0 0