Danh mục tài liệu

Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 92

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.15 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lại nói vua Sở căm giận Trương Nghi lừa dối, xin dâng đất Kiềm Trung để đổi lấy một mình Trương Nghi . Các cận thần vốn ghen ghét với Trương Nghi đều nói đem một người mà đổi được vài trăm dặm đất, còn gì lợi bằng . Vua Tần nói: - Trương Nghi là người bề tôi chân tay của ta, ta thà chẳng được đất, chứ không chịu bỏ Trương Nghi . Nghi tự xin vua Tần cho mình đi, vua Tần nói:- Vua Tề đang căm giận đợi tiên sinh đến, nếu tiên sinh sang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 92 Đông Châu Liệt Quốc Hồi 92 Cậy sức khỏe, vua Tần gãy chân Mưu mưu lừa, vua Sở chạy trốn Lại nói vua Sở căm giận Trương Nghi lừa dối, xin dâng đất KiềmTrung để đổi lấy một mình Trương Nghi . Các cận thần vốn ghen ghét vớiTrương Nghi đều nói đem một người mà đổi được vài trăm dặm đất, còn gìlợi bằng . Vua Tần nói: - Trương Nghi là người bề tôi chân tay của ta, ta thà chẳng được đất,chứ không chịu bỏ Trương Nghi . Nghi tự xin vua Tần cho mình đi, vua Tần nói: - Vua Tề đang căm giận đợi tiên sinh đến, nếu tiên sinh sang đó thì tấtbị giết, quả nhân không nỡ để tiên sinh đi . Nghi nói: - Giết một tôi mà nước Tần được cả đất Kiềm Trung, thì tôi dù chếtcũng được vẻ vang rồi! mà cũng chưa hẳn tôi đã chết đâu mà chúa công sợ . Vua Tần nói: - Tiên sinh có kế gì để thoát, thử nói rõ cho quả nhân nghe nào ? Nghi nói: - Vua Sở có vị phu nhân tên là Trịnh Tụ, vừa đẹp vừa khôn ngoan,được vua yêu qúi . Trước kia, khi tôi ở Sở, nghe nói vua Sở lại mới yêu mộtmỹ nhân khác, Trịnh Tụ bảo mỹ nhân ấy rằng: Đại vương rất ghét ngườithở hơi vào mình, vậy khi hầu vua thì phải giữ ý bịt mũi lại . Mỹ nhân ấylàm theo lời Trịnh Tụ . Vua Sở hỏi Trịnh Tụ rằng: Mỹ nhân hễ trông thấyquả nhân là bịt mũi là cơ làm sao ? Trịnh Tụ nói: Đó là nó hiềm đại vươngthân thể hôi hám, cho nên phải bịt mũi để không hít phải!. Vua Sở giận quá,sai xẻo mũi mỹ nhân đi, từ đó Trịnh Tụ lại càng được vua Sở yêu qúi; vuaSở lại có người bầy tôi đắc sủng tên là Ngận Thượng, biết chiều Trịnh Tụ,trong ngoài thông đồng với nhau . Hạ thần lại quen thân với Ngận Thượng,chắc hẳn có thể che chở cho, không đến nỗi chết . Đại vương chỉ hạ lệnh chobọn Nguỵ Chương đóng quân ở Hán Trung, làm thế tiến thủ, vua Sở tấtkhông dám giết hạ thần! Vua Tần bèn cho Nghi đi . Nghi đã đến nước Sở, Hoài vương sai bắtgiam lại, chọn ngày lễ cáo nhà thái miếu rồi sau sẽ giết . Trương Nghi ngầm sai người đem lễ đến nói lót với Ngận Thượng .Ngận Thượng vào nói với Trịnh Tụ rằng: - Hỏng rồi, phu nhân không còn một mình giữ được tình yêu của đạivương nữa rồi . Làm thế nào bây giờ ? Trịnh Tụ hỏi cớ gì . Ngận Thượng nói: - Tần không biết là vua Sở căm thù Trương Nghi, cho nên sai sang sứSở, nay nghe vua Sở muốn giết Nghi, Tần sẽ trả đất lấn của Sở và gả con gáicho vua Sở, dùng những gái đẹp, hát hay làm kẻ theo hầu, để chuộc tội choTrương Nghi . Con gái Tần đến, thì vua Sở tất là yêu qúi, phu nhân dù muốnchuyên giữ lòng yêu, còn được nữa chăng ? Trịnh Tụ cả sợ hỏi rằng: - Nhà ngươi có kế gì có thể ngăn được việc ấy ? Ngận Thượng nói: - Phu nhân cứ làm như không biết chuyện ấy, đem các điều lợi hại nóivới đại vương, tha cho Trương Nghi về Tần . Trịnh Tụ theo lời, đến nửa đêm bỗng khóc lóc nói với vua Sở rằng: - Đại vương muốn đem đất đổi lấy Trương Nghi, đất chưa vào Tần màNghi đã đến, đó là Tần có lễ với đại vương vậy . Quân Tần chỉ đánh mộttrận mà lấy được cả đất Hán Trung, có cái thế nuốt nước Sở, nếu giếtTrương Nghi để chọc tức Tần, tất Tần sẽ đem quân đánh Sở, vợ chồng ta sẽkhông còn giữ được nhau nữa, nghĩ vậy nên thiếp lòng đau như cắt ăn uốngkhông biết ngon đã mấy hôm nay rồi . Vả kẻ làm tôi phải vì chủ mình,Trương Nghi là bậc trí sĩ trong thiên hạ, làm tướng nước Tần đã lâu, thì phảimưu ích lợi cho Tần, đó là lẽ tất nhiên, có lấy chi làm lạ ! đại vương nếu hậuđãi Nghi, thì Nghi sẽ thờ Sở cũng như thờ Tần vậy . Hoài vương nói: - Phu nhân chớ lo, việc đó để quả nhân liệu định . Ngận Thượng lại nhân dịp nói rằng: - Giết một Trương Nghi có hại cho Tần mà lại mất vài trăm dặm đấtKiềm Trung, chi bằng tha Nghi để làm chỗ hoà hảo với Tần sau này . Ý Hoài vương cũng tiếc Kiềm Trung không muốn đem cho Tần, bèntha Nghi ra và đãi đằng rất hậu . Trương Nghi lại đem cái lợi theo Tần mànói với Hoài vương . Hoài vương liền sai Trương Nghi về Tần để nối tìnhgiao hiếu của hai nước . Khuất Bình đi sứ nước Tề về, nghe nói Trương Nghi đã đi rồi, bèn canrằng: - Trước kia đại vương bị Nghi lừa dối, Nghi đến tôi chắc là đại vươngsẽ ăn thịt nó, nay đại vương đã tha không giết no, lại nghe nó nói bậy, tựmình thần phục nước Tề trước . Kẻ thất phu còn không quên cựu thù nữa làvua! chưa mua chuộc được lòng Tần mà đã động lòng công phẫn cả thiên hạ,tôi dám cho rằng như thế là thất kế . Hoài vương lấy làm hối hận, sai người đuổi theo bắt lại, thì TrươngNghi đi gấp đường ra khỏi đất Sở đã hai ngày rồi . Trương Nghi về Tần, Ngụy Chương cũng rút quân về . Trương Nghibảo vua Tần rằng: - Nghi này muôn chết một sống, lại được thấy mặt đại vương, vua Sởthật là sợ Tần, nhưng xin chớ để hạ thần thất tín với SỞ . Nếu đại vươngchịu cắt một nửa đất Hán Trung để báo ơn Sở, lại kết hôn nhân với Sở nữathì hạ thần xin lấy Sở làm cớ, đi bảo sáu nước cùng nhau thần phục nướcTần . Vua Tần bằng lòng, bèn cắt năm huyện Hán Trung sai người sang Sởthông hiếu, và xin cưới con gái Hoài vương làm vợ thái tử Đãng, lại đemcon gái gả cho con trai bé Hoài vương là Lan . Hoài vương cả mừng chorằng quả Trương Nghi không lừa dối Sở . Vua Tần nghĩ đến công lao củaNghi, phong cho năm ấp hiệu là Vũ Tín quân, lại cho vàng ngọc xe ngựa, saiđem thuật liên hành đi du thuyết các nước . Trương Nghi lần lượt đi cácnước Tề, Triệu, Yên, đến nước nào cũng khéo đem các điều lợi hại thiết thâncủa nước ấy mà bày tỏ rõ ràng, rồi nói theo Tần là có lợi . Vua các nước ấyđều vui lòng nghe theo, hậu đãi Nghi và đều cắt đất dâng Tần để cầu hoà .Thuyết liên hành của Nghi đã thành công . Nghi liền trở về báo mệnh, nhưngchưa đến Hàm Dương thì Huệ vương đã chết, con là thái tử Đãng lên ngôi,đó là Vũ vương . Tề Mân vương lúc đầu ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: