Danh mục tài liệu

Đồng dao cho trẻ mầm non

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta đang ở đầu thế kỷ XXI. Mai sau, dù có bao giờ, phần sưu tầm biên khảo nhỏ nhoi này mong còn được đôi khi lần giở trước đèn, để may ra có người mở trang sách cũ tìm hiểu về đất lề quê thói, thấy rõ ràng kho tàng văn học dân gian đặt nặng giáo dục gia đình trên vai người mẹ. Những lời ru ca dao ạ ơi ời hà hơi văn hóa mẹ vào tâm hồn trẻ từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi chập chững lững thững những trò chơi đi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồng dao cho trẻ mầm nonĐỒNG DAO CHO TRẺ MẦM NON Đồng giao cho trẻ mần nonChúng ta đang ở đầu thế kỷ XXI. Mai sau, dù có bao giờ, phần sưu tầm biên khảo nhỏ nhoi này mong cònđược đôi khi lần giở trước đèn, để may ra có người mở trang sách cũ tìm hiểu về đất lề quê thói, thấy rõràng kho tàng văn học dân gian đặt nặng giáo dục gia đình trên vai người mẹ. Những lời ru ca dao ạ ơi ờihà hơi văn hóa mẹ vào tâm hồn trẻ từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi chập chững lững thững những tròchơi đi kèm đồng dao, để từ đó vững bước vào xã hội. Hát mà chơi. Hát mà học. Hát chơi mà học thật.Học làm NGƯỜI.Đồng dao, đồng diêu: câu hát chơi, con nít hay hát. Đó là đ ịnh nghĩa đơn giản nhất của Huình Tịnh PaulusCủa, trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, cuốn tự điển đầu tiên của Việt Nam, xuất bản năm 1895 tại Sàigòn.36 năm sau, Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo Việt Nam Tự Điển, Mặc Lâm xuất bản tại HàNội năm 1931 và Nhà In Imprimarie Trung Bắc Tân Văn phát hành, cũng định nghĩa ngắn gọn. Đồngdao: câu hát trẻ con. Hơn thế kỷ sau, tức là cả 103 năm sau, Đại Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý,do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhàxuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 1998, định nghĩa đồng dao: lời hát truyền miệng của trẻ con,nhưng không đưa ra một câu nào.Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai lạc, cókhi thất truyền, và bị quên lãng. Tác giả hẩu hết vô danh, hay nói đúng hơn, chính dân gian là tác giả.Dạy con từ thuở lên ba, nhưng từ lúc lọt lòng mẹ qua ba tháng biết lẩy bẩy tháng biết bò cho đến khi lổmngổm tập ngồi bi bô tập nói lựng chựng bước đi, với Việt Nam ta, tiếp nối lời mẹ ru, đồng dao giữ phầnquan trọng trong giáo dục gia đ ình, chuẩn bị cho trẻ đến trường với khoa sư phạm áp dụng phương phápgiúp trẻ con vừa vui chơi giải trí vừa học hỏi, phát triển các khả năng cơ thể và mở mang trí tuệ. Hát màchơi. Hát mà học. Hát chơi mà học thật.Thuở ban đầu, đồng dao chỉ được truyền miệng, nhưng nhờ ngắn gọn đơn giản ba, bốn hoặc năm chữ, cókhi ngô nghê, nhưng vần điệu tiết tấu nhịp nhàng nên rất dễ hiểu dễ nhớ. Về sau, rất nhiều bài đồng daođược đặt nhạc nên được phổ biến rộng rãi. Trong hàng trăm bài đồng dao truyền miệng và hàng ngàn bảnnhạc, chúng tôi chỉ nêu một số bài đồng dao truyền miệng từ Bắc qua Trung vào Nam, còn nhớ hoặc tìmtòi sưu tầm được, và đồng dao được phổ nhạc, cùng một số nhạc phụ lục. Chuyện bổ túc theo đà tiếp nốirất dễ dàng thuận tiện.Những trò chơi đầu tiên chỉ có mẹ và con. Khi trẻ bớt ngủ ngày, tức vào khoảng một tháng sau khi ra đời,trẻ bắt đầu biết nghe và nhìn. Bài học đầu tiên có thể chỉ tập cho con theo dõi, nhận xét, ghi nhận. Mẹ chỉcho con biết những phần trên cơ thể, cả danh từ lẫn động từ tĩnh từ: mắt mở mắt nhắm, mắt đen mắt nâu,miệng nói môi cười, răng trắng, tai nghe, tóc đen tóc trắng, tóc ngắn tóc dài, tay nắm, chân đạp …Trẻ chưa biết ngổi, có thể cùng mẹ chơi trò Cất Rớ Chống Rớ , đặt con nằm ấp trên hai ống chân mẹ,mông con an vị trên hai bàn chân mẹ, hai tay nắm chặt hai tay con, mẹ nằm ngửa, vừa nâng hai chân lêncao vừa đọc:Cất rớ lên! Bỏ rớ xuống!Cá chi? Cá bống! Chống rớ!Cá chi? Cá rô! Chống rớ!!Cá chi? Cá hồng! Chống rớ! … 1Vẫn vị thế đó, có thể đổi cách chơi qua trò cỡi ngựa, hát mà chơi, nhún nhẩy đong đưa theo bài đồng dao:Nhong nhong nhong nhongNgựa ông đã vềCắt cỏ bồ đềCho ngựa ông ănNhong nhong nhong nhong …Mẹ tập con chơi mà học, quan sát theo dõi:Một ngón tay nhúc nhích này/ một ngón tay nhúc nhích nàyMột ngón tay nhúc nhích cũng đủ cho ta vui vầy…Hai ngón tay nhúc nhích này/ hai ngón tay nhúc nhích này!Hai ngón tay nhúc nhích cũng đủ cho ta vui vầy! …và cứ thế tiếp tục cho đến mười ngón.Tay mẹ tay con có nhiều trò thú vị. Hát mà chơi với bài đồng dao Kéo Cưa Lừa Xẻ, khi con biết ngồi, haimẹ con cùng nắm tay nhau kéo qua kéo lại:Kéo cưa lừa xẻ/ ông thợ nào khỏe/ về ăn cơm trưaÔng thợ nào thua/ về bú tí mẹhay: Cút ca cút kít/ làm ít ăn nhiều/ nằm đâu ngủ đấyNó lấy mất cưa/ lấy gì mà kéo!!!Vẫn tay mẹ tay con:Xỉa cá mè/ đè cá chépTay nào đẹp/ đi hái hoaTay nào thô/ đi mót củiTay dính bụi/ đừng dụi mắt …Cũng bài Xỉa Cá Mè nhưng chơi với hai chân:Xỉa cá mè/ đè cá chépChân nào đẹp/ đi buôn menChân nào đen/ ở nhà làm… chó (hay mèo) và sủa gâu gâu như chó hoặc kêu meo meo như mèo để mẹ concùng vui.Mẹ con vuốt tay vỗ đập tay nhau nhịp hai theo bài đồng dao Vuốt hột nổ nói đến những vật dụng hàngngày. Bảo con chắp tay lai, mẹ cũng chắp tay xong mở ra vuốt hai bàn tay con, vừa vuốt vừa đọc, mỗi lầnvuốt xong là vỗ tay, và có thể tiếp nối vô tận:Vuốt hột nổĐổ bánh bèoXao xác … quạ kêuNồi đồng vung méo/ cái kéo thợ mayCái guộng đắp bờ/ cái cờ làng tếCái ghế để trèo/ cái khoèo mót củiCái chủi tòe loe/ cái khe nước chảyCái xảy xảy rơm/ cái nơm chơm cáCái ná bắn chim/ cái kim may áoCái gáo múc nước/ cái lược chải đầuCái câu câu cá/ cái rá vo gạo … 2Mẹ con ngồi đối mặt nhau, mẹ vừa hát vừa tập con vỗ tay. Hát mà học, vì khi lớn lên bé sẽ cùng vui chơivới anh hoặc chị, và cách chơi khó hơn: vừa đọc bài đồng dao vừa tự vỗ tay mình xong vỗ tay trái chéovào tay trái người kia; trở lại tự vỗ tay, rồi vỗ tay phải mình chéo qua tay phải người kia, và tiếp tục banđầu chậm sau nhanh dần cho đến hết bài. Một bài đồng dao khác cho trò chơi này là:Tập tầm vôngChị lấy chồng/ em ở góa/ chị ăn cá/ em mút xươngChị nằm giường/ em nằm đất/ chị húp mật/ em liếm veChị ăn chè/ em liếm bát/ chị coi hát/ em vỗ tayChị ăn mày/ em xách bị/ chị làm đĩ/ em thâu tiềnChị đi thuyền/ em đi bộ/ chị kéo gỗ/ em lợp nhàChị trồng cà/ em trồng bí/ chị tuổi Tý/ em tuổi ThânChị tuổi Dần/ em tuổi MẹoChị kéo kẹo/ ...

Tài liệu có liên quan: