Danh mục tài liệu

Đóng góp về Phật học của Hòa thượng Khánh Hòa trong phong trào Chấn Hưng Phật giáo Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.33 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung khảo cứu một số tư tưởng Phật học nổi bật mà Hòa thượng đã công bố trên các tạp chí đó cho mục đích chấn hưng Phật giáo đương thời. Có thể tạm chia các nội dung đó thành 2 nhóm chủ đề chính: Về nền tảng lý luận cơ bản của Phật học; Về giáo lý và con đường tu tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đóng góp về Phật học của Hòa thượng Khánh Hòa trong phong trào Chấn Hưng Phật giáo Việt NamNghiên cứu Tôn giáo. Số 9 – 2017 3HOÀNG THỊ THƠ* ĐÓNG GÓP VỀ PHẬT HỌC CỦA HÒA THƯỢNG LÊ KHÁNH HÒA TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Tóm tắt: Hòa thượng Khánh Hòa (1877-1947) - tự hiệu Như Trí, trụ trì chùa Tiên Linh (nay là Tuyên Linh), Tân Hương, Bến Tre - là một trong những vị lãnh đạo đầu tiên của Phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ. Hòa Thượng đã có nhiều đóng góp tầm chiến lược cho phong trào này, đặc biệt là những đóng góp về Phật học (tức Pháp bảo) thể hiện qua nhiều bài viết trên các tạp chí Phật học bằng Quốc ngữ mà Hòa thượng vừa làm chủ bút, vừa là tác giả từ những năm 1929. Bài viết này tập trung khảo cứu một số tư tưởng Phật học nổi bật mà Hòa thượng đã công bố trên các tạp chí đó cho mục đích chấn hưng Phật giáo đương thời. Có thể tạm chia các nội dung đó thành 2 nhóm chủ đề chính: Về nền tảng lý luận cơ bản của Phật học; Về giáo lý và con đường tu tập. Từ khóa: Hòa thượng Khánh Hòa, chấn hưng Phật giáo, đóng góp, Phật học. Dẫn nhập Hòa thượng Khánh Hòa (1877-1947) - tự hiệu Như Trí, trụ trì chùaTiên Linh (nay là Tuyên Linh), Tân Hương, Bến Tre - là một trongnhững vị lãnh đạo Phật giáo sớm có nhận định về thực trạng “Tăng đồhủ bại, Phật giáo suy vi!” và nguyên nhân “Phật giáo suy đồi là bởităng đồ thất học” 1 của Phật giáo Nam kỳ. Hòa Thượng đã khôngngừng bôn ba khắp vùng Nam kỳ để kêu gọi Phật giáo lục tỉnh cùngPhật giáo Sài Gòn, Chợ Lớn2 “kiết hiệp” chấn hưng Phật giáo bằng* Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Bài viết này được hoàn thiện trên cơ sở bài tham luận Hội thảo Khoa học về Hòathượng Khánh Hòa được tổ chức tại tỉnh Bến Tre.Ngày nhận bài: 8/6/2017; Ngày biên tập: 15/9/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017.4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017những công việc hết sức cụ thể như: lập thư viện Phật giáo, thỉnhTam Tạng kinh; nghiên cứu và phiên dịch để xuất bản; khai trươngcác tạp chí Phật học, v.v... Hòa thượng đặc biệt chú trọng ý nghĩa vàvai trò của Phật học (tức Pháp bảo) như một sách lược ưu tiên chấnhưng Phật pháp trong phong trào lúc đó. Từ những năm 1929, Hòathượng đích thân sáng lập các tổ chức về Phật học như: Tòng LâmPhật giáo Hội, tuyển tăng ni sinh, xây dựng Phật học đường hayPhật học viện,… tổ chức, mời và liên hiệp các thầy giáo, các caotăng, đại đức từ Sài Gòn và khắp nơi cùng giảng Phật pháp3, thànhlập các tạp chí Phật học bằng Quốc ngữ nhằm truyền bá Phật phápđúng đắn rộng rãi hơn4. Bản thân Hòa thượng là một tấm gương điđầu, mẫu mực và uyên bác trong việc nghiên cứu và giảng dạy Phậtpháp tại các học đường. Hòa thượng Khánh Hòa không chỉ là chủ bútmà còn vừa là tác giả nhiều tạp chí Phật học buổi đầu như: Tạp chíPháp Âm (bắt đầu năm 1929); Tạp chí Từ Bi Âm (năm 1931); Tạpchí Duy Tâm Phật học (năm 1936)…. Để hiểu thêm về đóng góp của Hòa thượng Lê Khánh Hòa từ gócđộ Phật học, bài viết này xin khảo cứu một số tư tưởng mà Hòathượng đã công bố trên các tạp chí cho mục đích chấn hưng Phật giáođương thời. Qua các chủ đề nóng đang được cộng đồng tín đồ và tăng sĩ Phậtgiáo trao đổi, Hòa thượng đã trình bày nhiều vấn đề Phật học, như:Luận về Pháp Tứ Đế, Luận về Đạo Bát Chánh, Phép Sám Hối, Biệnnghĩa Vô Thỉ, Luận về Thân Khổ Cảnh Khổ, Lời Vấn Đáp và Pháp tuTịnh Độ (7 số liên tục), Vũ Trụ Nhơn Sanh (3 số), Linh Hồn hay làCái Thức hay Cái Biết (2 số), Cái Hồn,.... Có thể tạm phân chia cácnội dung mà Hòa thượng đã viết thành 2 chủ đề chính: Về nền tảng lýluận cơ bản của Phật học; Về giáo lý và con đường tu tập. 1. Về nền tảng lý luận cơ bản của Phật học Giống như các tôn giáo và hệ tư tưởng nói chung, nền tảng lý luậncơ bản của Phật học cũng chính là các vấn đề triết học về bản thểluận, nhận thức luận hay nhân sinh luận... hết sức trừu tượng và phứctạp. Song Hòa thượng đã thể hiện nhuần nhuyễn sự uyên thâm về Phậthọc qua những vấn đề nóng của Phật giáo Việt Nam đương đại.Hoàng Thị Thơ. Đóng góp về Phật học… 5 Về bản thể, Hòa thượng thường trở đi trở lại khẳng định quan niệm“bản thể Không”. Đây là một trong những vấn đề nền tảng, có tầmtriết học, rất độc đáo của Phật giáo khi so sánh với các tôn giáo và hệthống triết học khác. Khi hiểu thấu đáo vấn đề cơ bản này thì nhữngvấn đề liên quan khác của Phật giáo sẽ không bị rơi vào tự mâu thuẫnhoặc nhầm lẫn, hoặc tệ hơn là biến thành tôn giáo khác. Riêng vớiPhật tử, Hòa thượng nói rõ, không thể bỏ qua: “Nay quý ngài đã quyvề cửa Phật thì cái lý vũ trụ nhân sinh trước hết cần phải khảo cứu chotường tận, nếu không thì sự lầm lạc sẽ không tránh khỏi...”5. Trong những bài viết đầu tiên, Hòa thượng Khánh Hòa đã dùngkhái niệm “đối đãi”6 để chỉ cái Thể Không vượt ngoài cả đối cặp có-không; có chỗ Hòa thượng còn nhấn mạnh, phải “tạm gọi” bản thể đólà “Diệu tánh chơn như” hay “Tự thể không” và đồng thời cảnh báorằng cái có hình tướng (danh) chỉ là ảo vì đều do “nhân duyên hóahiệp”, giống như “tượng ở trong gương, bóng ở trong nước”7. Ở đây,Hòa thượng đã thấu hiểu rằng, trong thuyết Duyên khởi, Đức Phật đãnhận thấy chính mối quan hệ và sự tương tác mới là bản chất đíchthực, tối hậu của vũ trụ và nhân sinh. Nó được tạm gọi là Không, vì nóđang trong vận hành, trong tương tác, trong quan hệ, trong quá trìnhmột cách sống động. So sánh với đỉnh cao triết học Duy tâm phươngTây, Heghel cũng nhận thấy tính Vô thường của vạn vật và tạm gọi Nó“thường còn” là “Vật Tự Nó” để chỉ cái “vừa là nó vừa không phải lànó” trong Ý Niệm Tuyệt Đối, vì không thể định danh được cái đang sinhthành, đang biến đổi. Đức Phật tiến xa hơn một bước khi nhận thấy bảnchất tối hậu của vạn vật chính là đối đãi (quan hệ và tương tác); khôngphải là Vật mà cũng chẳng phải là Tâm, mà đó là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: