Danh mục tài liệu

Du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam: Tiềm năng, thách thức và giải pháp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 988.87 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam: Tiềm năng, thách thức và giải pháp" tập trung phân tích các tiềm năng, hiện trạng, thách thức và đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam: Tiềm năng, thách thức và giải pháp Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 8 DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƢỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM: TIỀM NĂNG, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP  LÊ VĂN LANH, BÙI XUÂN TRƢỜNG Hiệp hội Vườn quốc gia và KBTTN Việt NamBỐI CẢNH Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP, 2002), du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịchdựa vào thiên nhiên với các tiêu chí: (i) Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, thường đượctriển khai tại nơi thiên nhiên còn hoang sơ; (ii) Có hoạt động giáo dục môi trường và diễn giải môi trường; (iii) Cóhoạt động giảm thiểu tác động đến tài nguyên và văn hóa; (iv) Có hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn; (v) Có mang lại lợiích cho cộng đồng địa phương. DLST có lịch sử phát triển lâu đời từ khi Vườn quốc gia YellowStone được thànhlập năm 1872. Đến nay, DLST được phát triển một cách rộng rãi trên thế giới và được coi là “loại hình du lịch củatương lai” do tính ưu việt và đáp ứng được xu thế mới của du khách. Việt Nam là nước đứng thứ 16 về tính đa dạngsinh học trên thế giới và có hệ thống gồm 176 Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là cơ hội lớn để phát triển DLST.Dựa trên kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Vườn quốc gia và KBTTN Việt Nam, các nhà khoa học, báo cáo của cáctổ chức và cơ quan có liên quan, bài viết sẽ tập trung phân tích các tiềm năng, hiện trạng, thách thức và đề xuất cácgiải pháp để phát triển DLST tại các Vườn quốc gia (VQG) và KBTTN của Việt Nam.HỆ THỐNG CÁC VQG/KBTTN CỦA VIỆT NAM VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở Việt Nam các VQG và KBTTN nằm trong hệ thống các Khu rừng đặc dụng. Theo quy hoạch đến năm2020 Việt Nam sẽ có 176. Khu rừng đặc dụng trong đó có 34 VQG, 58 Khu dữ trự thiên nhiên, 14 Khu bảo tồn loài- sinh cảnh, 61 Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệmôi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và 9 khu rừng nghiên cứu, thựcnghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia. Hệ thống các VQG/KBTTN của Việt Nam phân bốtrong cả nước tại 52/63 tỉnh thành (Phụ lục 1) với tổng diện tích (theo quy hoạch đến năm 2020) là 2.4 triệu ha đểbảo vệ phần lớn các hệ sinh thái đặc thù, các loài động thực vật đặc hữu quý hiếm và các sinh cảnh quan trọng. Theo nghiên cứu của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), năm 2012, hệ thống các VQG/KBTTN ViệtNam đa dạng cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển DLST. Về tài nguyêndu lịch tự nhiên, Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng lớn cho phát triển DLST vì có tính đa dạngsinh học cao, với nhiều loài động thực vật hoang dã quý hiếm và đặc hữu, nhiều hệ sinh thái đặc thù và nhiều cảnhquan đẹp. Nghiên cứu cũng chỉ ra các nhóm sản phẩm DLST đặc trưng của các VQG/KBTTN của Việt Nam có thểphát triển như: du lịch xem chim (Xuân Thủy, Tràm Chim, U Minh Thượng, Mũi Cà Mau...), du lịch xem thú (CátTiên, Phong Nha Kẻ Bàng, Vân Long...); du lịch xem rùa đẻ, lặn xem san hô (Côn Đảo, Núi Chúa, Vịnh NhaTrang...), du lịch xem bướm và côn trùng (Tam Đảo, Cúc Phương) du lịch xem ếch nhái, lưỡng cư..., du lịch thamquan các loài đặc hữu quỹ hiếm: xem hoa đỗ quyên, phong lan (Bạch Mã, Cát Tiên, Hoàng Liên...), du lịch biển(Cát Bà, Bái Tử Long, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc...). Bên cạnh đó, các VQG/KBT còn có thể phát triểncác sản phẩm DLST tập trung vào các hoạt động khác như: tham quan hang động ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng,tham quan các hệ sinh thái hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở VQGXuân Thủy, U Minh Thượng, U Minh Hạ...) và các sản phẩm du lịch khác. Thêm vào đó, rất nhiều VQG/KBTTNcó các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong cả vùng lõi và vùng đệm với nền văn hóa đặc trưng của từng dântộc là cơ hội phát triển các sản phẩm du lịch khám phá văn hóa bản địa như: Sa Pa (Hoàng Liên), Bản Pác Ngòi (BaBể), Bản Khanh (Cúc Phương), bản A Đon (Bạch Mã), xã Tà Lài và xã Đăk Lua (Cát Tiên)... Loại hình DLST gắnvới khám phá văn hóa bản địa đang thu hút được sự chú ý của rất nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế nên cầnđẩy mạnh các loại sản phẩm du lịch này. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 9 Du lịch xem rùa đẻ: Sản phầm DLST đặc trưng của VQG Côn Đảo Ảnh: Vườn quốc gia Côn ĐảoHIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI CÁC VQG/KBTTN CỦA VIỆT NAM Theo Báo cáo kiểm tra hoạt động DLST tại các VQG/KBTTN của Tổng cục Lâm nghiệp (2017), trong số167 Khu rừng đặc dụng hiện có, có 61 khu đã tổ chức kinh doanh hoạt động DLST (bao gồm 25/34 VQG và36/133 BTTN). Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các VQG/KBTTN đang tổ chức hoạt động DLST theo 3 hình thức: (i) Tựtổ chức (56 khu); (ii) Liên doanh, liên kết (11 khu); và (iii) Cho thuê môi trường rừng (13 khu). Như vậy, phần lớncác VQG/KBTTN tự tổ chức kinh doanh du lịch (92%), trong đó một số khu có kết hợp với việc liên doanh, liênkết hoặc cho thuê môi trường rừng để phát triển DLST. Loại hình du lịch có liên doanh, liên kết hoặc cho thuê môitrường rừng tại các VQG/KBTTN là cần thiết để đẩy mạnh phát triển du lịch trong bối cảnh nguồn lực của cácVQG/KBTTN còn hạn chế. Tuy nhiên, trước khi p ...

Tài liệu có liên quan: