
DU LỊCH VŨNG TÀU Phần 1: Giới ThiệuThành phố Vũng Tàu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DU LỊCH VŨNG TÀU Phần 1: Giới ThiệuThành phố Vũng Tàu DU LỊCH VŨNG TÀU Phần 1: Giới ThiệuThành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam của Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu, cách thành phốHồ Chí Minh 120km. Ba mặt giáp biển với chiều dài bán đảo 20km. Diện tích140,12km2. Dân số năm 2000 khoảng 216.000 người, có 12 đơn vị hành chínhgồm 11 phường và 1 xã đảo Long Sơn.Địa danh Vũng Tàu có mấy cách giải thích như sau:Trước kia Vũng Tàu được nhắc đến với cái tên là Tam Thắng ( Ba làng Thắng ),Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn tức Tam Thuyền. Chuyện kể rằng:Xưa kia vùng đất Vũng Tàu là nơi bọn hải tặc thường hay quấy nhiễu làm khổ dânlành, nhất là các thương nhân, ngư dân làm ăn trên biển. Trước tình cảnh đó VuaGia Long (1802-1820) đã phái 3 chiến thuyền do 3 viên đội chỉ huy vào Vũng Tàutiễu trừ hải tặc. Giặc cướp bị tiêu diệt, vua ban thưởng cho ba viên đội được lên bờkhai dân lập ấp. Ba viên đội trở thành ba người đứng đầu 3 làng Thắng: Đội thứnhất do đội trưởng Phạm Văn Dinh, là người có chức quyền cao nhất, và tuổi táccũng cao hơn lập nên làng Thắng Nhất. Đội thức hai do ông Lê Văn Lộc chì huylập nên làng Thắng Nhì. Đội thức ba do ông Ngô Văn Huyền chì huy lập nên làngThắng Tam. Như vậy ba làng Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam được gọi chungvới cái tên chung là Tam Thắng.Do vị trí địa lý thuận lợi nằm trên đường hàng hải Quốc tế Âu - Á bán đảo VũngTàu đã được các nhà hàng hải Bồ Đào Nha phát hiện vào thế kỷ XIV-XVI. Trênbản đồ thế giới Vũng tàu lúc đó được ghi bằng địa danh CINCO CHAGASVERDAREIRAS, cái tên mà người Bồ Đào Nha thường dùng đặt cho những tàuthuyền viễn dương của họ, có nghĩa là: Năm vết thương của Chúa cứu thế. Bởivì Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nưa của Vũng Tàu cùng Núi Dinh, Núi Thị Vải của BàRịa, 5 ngọn núi này đã trở thành nỗi vui mừng báo hiệu sắp đến đất liền đối vớinhững nhà hàng hải lênh đênh trên biển cả đi tìm miền đất mới. Do cách phát âmcủa các thuỷ thủ người Âu, sau này Cinco Chagas được đọc là Sinkel Chagas vàcuối cùng thành Cap Saint Jacques. Cũng do từ Cap Saint Jacques mà tiếng Phápviết Au Cap trong câu Aller au Cap Saint Jacques (đi ra mũi Thánh Jacques)người Việt đọc thành Ô Cấp.Thành phố Vũng tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bìnhhàng năm 270C, ít gió bão, nhiều nắng, lượng mưa trung bình hàng năm1.452mm.Vũng Tàu còn được coi là trung tâm công nghiệp dầu khí lớn nhất nước Việt Nam,là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng biển, dịch vụ, công nghiệp chếbiến, du lịch nghỉ mát và dịch vụ nghề cá...Vũng Tàu có ưu thế là một thành phố du lịch biển, phong cảnh tuyệt đẹp, quyếnrũ, có nhiều bãi biển thu hút khách du lịch.Các Bãi BiểnBãi Sau ở đông nam thành phố, cách trung tâm Vũng Tàu khoảng 3km, trải dàihơn 8km từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp. Đây là bãi biển đẹp nhất thành phố VũngTàu và có khả năng tiếp nhận một lương khách lớn. Bãi biển với cát trắng, sóngthay đổi theo mùa, mùa gió tây nam mặt biển phẳng lặng, mùa gió đông bắc thìsóng gió rất to. Bãi Sau tựa đầu vào Núi Nhỏ kéo dài theo những dải cồn cát trắngvà rừng phi lao, xa xa ngoài biển trên đường chân trời về phía trái là dãy núi LongHải, tất cả như làm cho Bãi Sau thêm phần hấp dẫn.Dọc theo Bãi sau với hệ thống nhà hàng khách sạn, mà từ đó khách chỉ đi bộ mộtquãng ngắn là có thể xuống bãi tắm. Ngày nay, với chủ trương nâng cao chấtlương phục vụ du khách đến tắm biển, toàn bộ hệ thống nhà hàng khách sạn ở BãiSau đã và đang được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp và sự ra đời của Khu du lịchBiển Đông (tháng 8 năm 1999) là một điểm mốc đánh dấu sự thay đổi này. Hiệntại, Khu du lịch Biển Đông là bãi tắm sạch đẹp, an toàn bậc nhất của thành phốVũng Tàu nói chung và Bãi Sau nói riêng.TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINHBên trái ngôi Thiền Lâm Tự là bức tượng PHẬT ĐẢN SINH. Tượng diễn tảmột hài nhi đứng trên tòa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Truyền thuyết kểlại rằng Đức Phật Thái Tử là con vua Ấn Độ Suddhodana Gotama ( Tịnh PhạnCổ Đàm) được sinh ra vào năm 623 trước Công nguyên dưới bóng mát của vườncây sala (Long Thọ) đang trổ hoa thơm ngát. Ngay sau khi chào đời Thái Tử bổngvùng đứng dậy và đi bảy bước, cứ mỗi bước của ngài có một bông sen nở ra đỡlấy bàn chân. Đứng trên toà sen thứ bảy, Thái Tử chỉ một tay lên trời, một tay chỉdưới đất với ý nghĩa Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn (giữa trời và đất thìta cao nhất). Ngay dưới cổ phía trước ngực của Thái Tử lại có dấu chữ Vạn tỏ rằngngài là người cao quý siêu nhân. Vì lẽ đó về sau Hoa Sen và dấu chữ vạn đượcdùng làm biểu tượng của Đạo Phật.TƯỢNG CẮT TÓC ĐI TULà bức tượng một chàng trai dùng kiếm cắt tóc diễn tả sự tích sau :Năm 16 tuổi Thái tử lập gia đình và cuộc sống cứ thế trôi đi êm ả ấy dần dần làmcho Thái Tử cảm thấy nhàm chán, chàng xin phép Vua cha cho đi ngao du ngoàiCung Điện. Bốn lần ra khỏi hoàng thành theo bốn cửa khác nhau càng làm choThái Tử thêm ưu phiền tư lự khi trở về. Lần thứ nhất chàng thấy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
du lịch việt nam khu du lich môi trường việt nam các địa danh nổi tiếng của việt nam thị trường du lịch du lịch vũng tàuTài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 332 2 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 160 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Pháp luật du lịch
3 trang 130 0 0 -
10 trang 124 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 107 0 0 -
Công cụ kinh tế - Quản lý môi trường: Phần 1
158 trang 90 0 0 -
186 trang 74 1 0
-
15 trang 66 0 0
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 66 0 0 -
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 64 0 0 -
100 trang 63 1 0
-
5 trang 57 0 0
-
Phát triển ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
5 trang 54 0 0 -
Giáo trình Thị trường du lịch: Phần 1 - PTS. Nguyễn Văn Lưu
115 trang 52 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 50 0 0 -
Thiết chế quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam
5 trang 50 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ
31 trang 49 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 2
176 trang 47 0 0 -
146 trang 45 0 0
-
Đánh giá hoạt động trang thương mại điện tử của Euro Travel
4 trang 42 0 0