Danh mục tài liệu

Dự tính biến đổi lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam bằng mô hình PRECIS

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.49 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, các tác giả giới thiệu các kết quả dự tính biến đổi lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam bằng mô hình PRECIS theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Trong đó, mô hình PRECIS được chạy với số liệu đầu vào là từ mô hình CNRM-CM3 (PRECIS/CNRM-CM3) và GFDL-CM5 (PRECIS/GFDL-CM5) cho mô phỏng thời kỳ cơ sở (1986-2005) và dự tính tương lai (2046-2065 và 2080-2099).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự tính biến đổi lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam bằng mô hình PRECISTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166Dự tính biến đổi lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hèở khu vực Việt Nam bằng mô hình PRECISNguyễn Đăng Mậu*, Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn KhiêmViện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,Số 23/62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà NộiNhận ngày 08 tháng 8 năm 2016Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu các kết quả dự tính biến đổi lượng mưa trongmùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam bằng mô hình PRECIS theo kịch bản RCP4.5 vàRCP8.5. Trong đó, mô hình PRECIS được chạy với số liệu đầu vào là từ mô hình CNRM-CM3(PRECIS/CNRM-CM3) và GFDL-CM5 (PRECIS/GFDL-CM5) cho mô phỏng thời kỳ cơ sở(1986-2005) và dự tính tương lai (2046-2065 và 2080-2099). Các kết quả cho thấy, biến đổi củalượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè được dự tính rất khác nhau trong các phương án mô hìnhPRECIS. Biến động nội mùa của lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam trongtương lai theo các dự tính là rất rõ ràng. Trong đó, biến động nội mùa của lượng mưa trong mùagió mùa mùa hè theo phương án PRECIS/GFDL-CM3 có quan hệ khá rõ ràng với biến động nộimùa của đới gió tây vĩ hướng mực 850 hPa, hay chính là biến động cường độ gió mùa mùa hè. Tuynhiên, mối quan hệ này lại không thật sự rõ ràng trong phương án dự tính CNRM-CM5. Điều nàycho thấy, phương án PRECIS/GFDL-CM3 mô phỏng và dự tính mưa trong mùa gió mùa mùa hècó quan hệ gần gũi với hoạt động của gió mùa mùa hè hơn phương án PRECIS/CNRM-CM5.Trong khi đó, phương án PRECIS/CNRM-CM5 lại cho thấy rằng, biến đổi lượng mưa trong mùagió mùa mùa hè gắn liến với sự hình thành xoáy thuận/xoáy nghịch do chênh lệch hoàn lưu giómực 850 hPa giữa tương lai với thời kỳ cơ sở gây ra. Phương án PRECIS/GFDL-CM3 dự tính hìnhthế lượng mưa mùa hè gia tăng trong tương lai so với thời kỳ cơ sở, đặc biệt vào đầu và cuối mùagió mùa mùa hè. Ngược lại, phương án PRECIS/CNRM-CM5 cho thấy hình thế giảm lượng mưatrong tương lai so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 chiếm ưu thế; theo kịch bản RCP8.5,hình thế tăng lượng mưa ở phía Bắc và giảm ở phía Nam.Từ khóa: Gió vĩ hướng mực 850 hPa, hoàn lưu gió mực 850 hPa, lượng mưa mùa hè.1. Mở đầu *thống gió mùa châu Á. Nguyễn Đức Ngữ vàNguyễn Trọng Hiệu (2004), lãnh thổ Việt Namnằm trong vùng tiểu hệ thống gió mùa ĐôngNam Á. Cũng chính vì là nơi chuyển tiếp nênhoàn lưu gió mùa ở Việt Nam khá phức tạp vàkhó dự đoán. Nguyễn Đức Ngữ và NguyễnTrọng Hiệu (2004), gió mùa ở khu vực ViệtNam là tổng hòa của gió mùa Nam Á và giómùa Đông Á. Trong các tháng mùa hè, hoàn lưugió mùa chịu sự tác động của các hệ thống xíchđạo, nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khi gió mùa mùaViệt Nam nằm ở Đông Nam đại lục Âu - Á,là nơi chuyển tiếp của các tiểu hệ thống gió mùachâu Á. Do vậy, thời tiết và khí hậu Việt Namchịu tác động chính của hệ thống gió mùa châuÁ. Bin Wang và Lin Ho (2002), lãnh thổ ViệtNam nằm trong vùng giao tranh của các tiểu hệ_______*Tác giả liên hệ: ĐT. 84-946647228Email: mau.imhen@gmail.com153154 N.Đ. Mậu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166hè bắt đầu, dòng vượt xích đạo mực thấp pháttriển mạnh từ Ấn Độ Dương kết hợp với dòngxiết Somalia. Sự xáo trộng xáo trộn và vậnchuyển ẩm mạnh mẽ từ mặt biển nóng vào khíquyển thúc đẩy sự phát triển mưa từ mây đối lưumạnh và trong một lớp dầy. Trên đại dương lớpmây tích mỏng là bằng chứng về quá trình xáotrộn mạnh trong lớp biên khi dòng khí tây namvượt xích đạo đi qua vùng biển này [1].Theo chu kỳ hàng năm, gió mùa mùa hè bắtđầu vào khoảng cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5và kết thúc vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 ởkhu vực Việt Nam [2]. Thời kỳ bắt đầu gió mùamùa hè (onset) được đánh dấu bởi sự đảo ngượchoàn lưu quy mô lớn và thay thế đột ngột mùakhô bởi mùa khô [3]. Ngược lại, thời kỳ kết thúc(withdraw) của gió mùa mùa hè được đánh dấubởi sự thay thế mùa khô bởi mùa mưa. NguyễnĐức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), mùa mưaở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ gắn liền vớihoạt động của gió mùa mùa hè. Tuy nhiên, doảnh hưởng của địa hình (dãy núi Trường Sơn)gây hiệu ứng Foehn, nên thời kỳ hoạt độngmạnh của gió mùa mùa hè là thời kỳ gió tây khônóng ở khu vực Trung Bộ. Đối với khu vựcTrung Bộ, mùa mưa thường đến vào cuối mùahè và mưa chủ yếu do tác động của đới gióĐông. Như vậy có thể thấy, tác động của giómùa mùa hè đến các khụ vực khác nhau là khácnhau rõ ràng, có những khu vực gây mưa, nhưngcũng có khu vực gây ra điều kiện khô nóng.Ngoài ra, mưa trong thời kỳ gió mùa mùa hè ởkhu vực Việt Nam không hoàn toàn do tác độngcủa gió mùa mùa hè, mà còn chịu tác động củanhiều nhân tố địa phương (nhiễu động, tác độngcưỡng bức của địa hình, gió đất biển, …) [2]. Dovậy, biến động lượng mưa mùa hè ở khu ...

Tài liệu có liên quan: