Danh mục tài liệu

Dùng thuốc chữa xoang cho bé - Những điều nên biết

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.81 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dùng thuốc chữa xoang cho bé - Những điều nên biếtỞ trẻ em, bệnh viêm mũi xoang thường kéo dài dai dẳng. Nếu không phát hiện được bệnh để điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng xấu như viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm màng não... Và kết quả làm ảnh hưởng tới thể chất của trẻ. Từ chẩn đoán, dựa vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, tổn thương phối hợp, vị trí tổn thương, lứa tuổi mà đưa ra chỉ định điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Nguyên tắc điều trị là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dùng thuốc chữa xoang cho bé - Những điều nên biết Dùng thuốc chữa xoang cho bé - Những điều nên biếtỞ trẻ em, bệnh viêm mũi xoang thường kéo dài dai dẳng. Nếu không phát hiện được bệnhđể điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng xấu như viêm phế quản, viêm tai giữa,viêm màng não... Và kết quả làm ảnh hưởng tới thể chất của trẻ.Từ chẩn đoán, dựa vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, tổn thương phối hợp, vị trí tổnthương, lứa tuổi mà đưa ra chỉ định điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Nguyên tắc điều trịlà đảm bảo sự dẫn lưu mũi xoang, đảm bảo sự thông khí mũi xoang. Như vậy, điều quantrọng ở đây là đảm bảo sự thông thoáng của lỗ thông mũi xoang, vùng phức hợp lỗngách. Hệ thống lông nhày hoạt động tốt. Điều trị nội khoa là chủ yếu, điều trị ngoạikhoa cần cân nhắc.Điều trị tại chỗ bằng các thuốc co mạch, giảm viêm, giảm dị ứng, rửa mũi bằng nướcmuối biển, khoáng chất cũng là một phương pháp cần thiết giúp khôi phục niêm mạcmũi, tránh bít tắc đường dẫn lưu mũi xoang. Khám chữa bệnh mũi xoang cho trẻ.Dung dịch muối biển đã được kiểm tra về nguồn gốc, được lọc kỹ về mặt vi sinh vật, chothêm khí cácbonic để đưa pH về giá trị sinh lý. Nước biển đã được sử dụng nhiều nămtrong chuyên khoa tai mũi họng. Nó đem lại một số muối khoáng, nguyên tố vi lượng cóích cho niêm mạc mũi. Nước muối biển ưu trương còn có tác dụng thẩm thấu tốt cho giaiđoạn mũi bị ngạt khi niêm mạc viêm lâu ngày giảm khả năng hoạt động. Thường dungdịch nước biển ưu trương có độ kiềm cao, chính vì vậy cần làm giảm độ kiềm khi đưavào sử dụng làm thuốc xịt mũi. Như vậy, nước muối biển không chỉ có khả năng rửa sạchhốc mũi mà còn có tác dụng đưa niêm mạc mũi về trạng thái sinh lý, giảm xung huyết, đỡngạt tắc mũi. Một ngày dùng dung dịch muối biển khoảng 2 - 3 lần có tác dụng điều trịtốt. Khi dùng, tư thế tốt nhất là nằm thẳng, đầu nghiêng về một bên. Tránh để đầu trẻngửa ra phía sau tránh nước chảy xuống họng. Mỗi lọ chỉ nên dùng cho một người đểtránh lây nhiễm vi khuẩn từ người này sang người khác.Các thuốc co mạch nên lưu ý chỉ dùng trong khoảng 1 tuần để tránh trường hợp quenthuốc. Thuốc có nhiều dạng như thuốc nhỏ mũi thông thường, thuốc phun mũi, thuốcdạng gel, thuốc phun phân liều... nên tùy từng trường hợp mà có chỉ định thích hợp. Khidùng thuốc co mạch cho trẻ em cần cân nhắc kỹ do những tác dụng phụ của nó. Cần dùngkhi có chỉ định của bác sĩ, không được sử dụng rộng rãi. Không dùng trong những trườnghợp tăng huyết áp, bệnh tim mạch, cường giáp, viêm mũi khô, glaucoma góc đóng. Nướcrửa mũi hoặc muối biển cũng không nên lạm dụng mà thường chỉ dùng trong những đợtviêm nhiễm, không nên dùng kéo dài. Những thuốc sử dụng chú ý đúng thời hạn qui địnhvà khi mở ra thường chỉ sử dụng trong vòng khoảng 10 ngày.Kháng sinh là sự lựa chọn cần thiết trong viêm xoang do nhiễm khuẩn. Có thể lựa chọnmột trong những kháng sinh sau: amoxicillin, amoxicillin - potassium clavulanate,erythromycin - sulfisoxazole, sulfamethoxazole - trimethoprim, cefuroxim axetil,cefprozil, cefixime, cefpodoxime proxetil...Thời gian kéo dài khoảng 7 - 10 ngày tùy theo mức độ tổn thương, nguyên nhân gâybệnh, lứa tuổi, vị trí tổn thương...Trong điều trị viêm xoang dị ứng thì vấn đề giải mẫn cảm đặc hiệu kết hợp với thuốcchống dị ứng là điều quan trọng.Ngoài ra, nếu viêm xoang do trào ngược dạ dày - thực quản thì cần điều trị kết hợp cảviêm xoang và bệnh trào ngược.Có thể kết hợp các thuốc chống viêm, tiêu đờm, long đờm, corticoid, thuốc tăng cườngsức đề kháng trong điều trị viêm xoang cho trẻ em. ThS. BS. Phạm Thị Bích Thủy (Bệnh viện Tai mũi họng TW)

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: