
Dược liệu sấy lưu huỳnh có gây hại?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược liệu sấy lưu huỳnh có gây hại? Dược liệu sấy lưu huỳnh có gây hại?Trên thực tế, khi sơ chế một số vị thuốc sau thu hoạch, người ta đã tiến hành sấylưu huỳnh để làm chín dược liệu và diệt các nấm mốc. Việc sấy lưu huỳnh thườngtiến hành với các vị thuốc mà trong thành phần chứa nhiều tinh bột như các vị hoàisơn, cát căn… hoặc làm mềm một số dược liệu như đương quy, bạch chỉ, ngưu tất…Ngoài ra, người ta còn tiến hành xông lưu huỳnh thường kỳ để bảo quản dược liệu.Việc sơ chế một số dược liệu bằng cách sấy lưu huỳnh có gây hại cho người sử dụng haykhông? Dược liệu được sơ chế khi còn tươi. Sau khi đốt lưu huỳnh để sấy, lưu huỳnhcháy và tạo thành khí SO2, khí này sẽ luồn lách theo các khe giữa các lớp dược liệu đểtiếp xúc với phía bên ngoài của dược liệu. Mặt khác, do dược liệu tươi chứa nhiều nướcnên khí SO2 lại tạo thành acid, có điều kiện ngấm vào bên trong dược liệu sấy. Phần lớnkhí SO2 bay lên phía trên mặt lò sấy ra ngoài. Đồng thời với việc tạo thành khí SO2 khisấy, một phần lưu huỳnh còn được thăng hoa dưới dạng bột mịn, bám vào bên ngoàidược liệu. Sau khi sấy, một ít lưu huỳnh thăng hoa và sản phẩm mang tính acid do SO2tạo thành sẽ còn đọng lại ở dược liệu. Lưu huỳnh thường dùng để sấy thuốc bắc chống mốc.Để khắc phục các hiện tượng bất lợi do việc sơ chế bằng lưu huỳnh, cần phải đặt lò sấy ởxa khu dân cư, người trực tiếp sấy phải có dụng cụ bảo hộ như kính, khẩu trang, quần áobảo hộ lao động... để hạn chế sự tiếp xúc với khí SO2. Trước khi sử dụng các vị thuốc đãqua sấy lưu huỳnh, cần phải ngâm các vị thuốc đó vào nước sạch từ 3 - 6 giờ, thỉnhthoảng quấy đảo đều với mục đích để loại phần acid đã ngấm vào dược liệu, đồng thờitiến hành rửa sạch bên ngoài dược liệu để loại bỏ phần lưu huỳnh bám vào khi sấy, để ráonước, phơi hoặc sấy khô, thái phiến. Tiếp tục sao chế để loại tiếp lưu huỳnh. Như vậy,nếu chế biến đúng cách thì lưu huỳnh sẽ được loại hết. Người sử dụng không còn điều gìphải băn khoăn, lo lắng nữa. Ngoài ra, cũng rất dễ nhận biết, nếu thuốc vẫn còn chứa lưuhuỳnh thì chúng có mùi khét (như thuốc ghẻ) hoặc khi uống thấy có vị hơi chua của acid.Cũng cần phân biệt với vị chua của chính một số dược liệu mà bản thân chứa acid hữu cơnhư: ngũ vị tử, sơn tra…Tuy nhiên, lưu huỳnh cũng là vị thuốc của Đông y. Theo tài liệu cổ, lưu huỳnh có vịchua, tính ôn, quy hai kinh tâm, thận, có tác dụng bổ hỏa, tráng dương, lợi đại tràng, sátkhuẩn ngoài da; dùng đối với trường hợp liệt dương, chân lạnh, suyễn lạnh, hư hàn tiệnbí, lỵ lâu ngày. Phối hợp với bán hạ và nước gừng, làm hoàn, uống ngày 1,5 - 3g. Dùngngoài trị mẩn ngứa, mụn nhọt.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chữa bệnh theo y học cổ truyền thuốc từ ngải cứu cách chữa đau thần kinh liên sườn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnhTài liệu có liên quan:
-
Các thuốc làm chậm quá trình tiến triển đái tháo đường
3 trang 33 0 0 -
Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc
4 trang 32 0 0 -
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp
11 trang 32 0 0 -
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 trang 29 0 0 -
Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
4 trang 26 0 0 -
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
2 trang 26 0 0 -
Trà dược - Dùng đúng cách mới hiệu quả
3 trang 25 0 0 -
Đau lưng kinh niên làm giảm trí thông minh
1 trang 25 0 0 -
2 trang 24 0 0
-
Những ngộ nhận không dễ chịu về thực phẩm
3 trang 24 0 0 -
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè
3 trang 23 0 0 -
Xoa bóp chữa trị u xơ tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
3 trang 22 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh - Dễ làm, hiệu quả (Kỳ II)
3 trang 21 0 0 -
Ung thư ruột - hiểu biết và phòng tránh
3 trang 21 0 0 -
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Những điều cần biết
3 trang 21 0 0 -
Hướng dẫn bệnh thường gặp và cách phòng ngừa ở người già
5 trang 20 0 0 -
Thuốc và rượu - Hãy cảnh giác!
3 trang 20 0 0 -
Vận động hợp lý để bảo vệ khớp
3 trang 19 0 0 -
Xoa bóp bấm huyệt chữa liệt mặt
3 trang 19 0 0 -
Tự xoa bóp phòng ngừa thiếu máu cơ tim
2 trang 19 0 0