Ebook Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo: Phần 2
Số trang: 252
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.90 MB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của sách Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo nói về vai trò của lãnh đạo trong việc xây dựng gắn kết và phát triển văn hóa, các nhà lãnh đạo có thể quản lý sự thay đổi văn hóa như thế nào, các vai trò mới cho người lãnh đạo và công tác lãnh đạo. Mời các bạn tham khảo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo: Phần 2 VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO TRONG VIỆC XÂY DỰNG, GẮN KẾT VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Phần 2 đã tập trung vào văn hóa, với các nội dung của văn hóa và quá trình giải mã những giả định văn hóa. Sang Phần 3 này, chúng ta chuyển trọng tâm sang thuật lãnh đạo, đặc biệt là vai trò của sự lãnh đạo trong việc tạo dựng và gắn kết văn hóa vào nhóm. Như tôi đã thảo luận, chức năng duy nhất của sự lãnh đạo giúp phân biệt nó với quản lý và điều hành chính là vấn đề văn hóa. Công tác lãnh đạo khởi xướng nên quy trình tạo dựng văn hóa, và như chúng ta sẽ thấy, công tác lãnh đạo này phải quản lý được và đôi khi làm thay đổi văn hóa. Để hiểu đầy đủ về mối quan hệ giữa sự lãnh đạo và văn hóa, chúng ta phải có quan điểm tiến hóa về sự phát triển của tổ chức. Vai trò của sự lãnh đạo trong việc khởi xướng thành lập văn hóa trong một nhóm học hỏi được trình bày trong Chương 12. Chương 13 thảo luận về việc những người sáng lập của các tổ chức đã bắt đầu quá trình xây dựng văn hóa tổ chức như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ sang Chương 14 để tìm hiểu xem các nhà lãnh đạo trong những tổ chức non trẻ và thành công có thể gắn kết một cách có hệ thống những giả định của riêng họ vào những hoạt động hàng ngày của tổ chức như thế nào, từ đó tạo dựng và duy trì một văn hóa ổn định ra sao. Sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức thành những đơn vị bộ phận được trình bày trong Chương 15. Chương này cũng lưu ý đến sự phát triển của các văn hóa bộ phận. Khi các tổ chức tăng trưởng và phát triển, văn hóa cũng tăng trưởng và phát triển theo. Trong Chương 16, tôi sẽ trình bày 10 “cơ chế” hoặc “quy trình” khác nhau có thể làm thay đổi văn hóa, và thảo luận về vai trò của công tác lãnh đạo trong khi vận dụng các quy trình này để tác động đến sự phát triển của văn hóa, theo mục đích của các nhà lãnh đạo. Tất cả đều là những quá trình “tự nhiên”, khác với những cái mà tôi gọi là “sự thay đổi được quản lý” là quy trình mà nhà lãnh đạo tạo ra để giải quyết những vấn đề cụ thể của tổ chức, có thể liên quan hoặc không liên quan đến các yếu tố văn hóa. Trong Phần 4, trọng tâm được chuyển sang những việc mà người lãnh đạo có thể làm nhằm quản lý sự thay đổi văn hóa và xử lý những vấn đề mang tính đa văn hóa. 12 VĂN HÓA XUẤT HIỆN TRONG CÁC NHÓM MỚI NHƯ THẾ NÀO Những nguyên tắc về trật tự xã hội, khống chế sự tương tác hàng ngày của chúng ta, chính là những nền móng đầu tiên của văn hóa. Chúng ta học được các nguyên tắc này khi chúng ta được xã hội hóa vào trong gia đình và điều chỉnh văn hóa theo quốc gia và dân tộc. Khó có thể giải mã để biết được những nguyên tắc này đã hình thành từ đầu như thế nào trong những nền văn hóa đã có thời gian tồn tại nhất định, nhưng chúng ta có thể quan sát quá trình hình thành nên các nhóm và tổ chức mới. Cách tốt nhất để làm rõ khái niệm văn hóa là ý thức về sự hình thành văn hóa với trải nghiệm của chính bản thân mình, nhận thức được một số sự việc được chia sẻ và được cho là hiển nhiên như thế nào, và quan sát điều đó trong các nhóm mà chúng ta thâm nhập vào và trở thành một phần trong nhóm đó. Chúng ta mang theo mình văn hóa từ các trải nghiệm trong quá khứ, nhưng chúng ta cũng luôn luôn củng cố cho văn hóa đó hoặc xây dựng nên những yếu tố mới khi chúng ta đối mặt với những cá nhân mới hay những trải nghiệm mới. Sức mạnh và độ ổn định của văn hóa phát xuất từ việc nhóm được hình thành - các cá nhân sẽ gìn giữ một số giả định căn bản để xác nhận tư cách thành viên của mình trong nhóm. Nếu ai đó yêu cầu chúng ta thay đổi cách tư duy và cảm nhận, mà chúng ta đã có cách thức đó dựa trên những gì đã học hỏi được trong nhóm của mình, thì chúng ta sẽ kháng cự lại sự thay đổi bởi vì không muốn tách mình ra khỏi nhóm, ngay cả khi cá nhân chúng ta vẫn cho rằng cả nhóm sai lầm. Quá trình nỗ lực để được chấp nhận làm thành viên và có liên quan đến các nhóm là mang tính vô thức, và do đó, rất mãnh liệt. Nhưng một nhóm từ lúc ban đầu đã phát triển nên cách thức tư duy chung như thế nào? Để hiểu khía cạnh này của văn hóa đã thực sự được khởi đầu như thế nào, một nhóm học cách xử lý môi trường bên trong và bên ngoài và phát triển các giả định rồi chuyển tải đến các thành viên mới như thế nào, chúng ta cần phân tích các tình huống của nhóm, theo đó những sự kiện thực tế là có thể quan sát được. May mắn là những nhóm này đôi khi được hình thành trong nhiều loại hội thảo đào tạo về quan hệ con người, nơi đó những người không quen biết nhau cùng đến để học về động lực và sự lãnh đạo trong nhóm. Khi Cơ quan nghiên cứu đào tạo Quốc gia (National Training Laboratories) lần đầu tiên phát triển các hội thảo về động lực nhóm tại Bethel, Maine trong cuối thập niên 1940, không phải ngẫu nhiên mà tổ chức này dán cái nhãn cho Bethel là “hòn đảo văn hóa” nhằm nêu bật việc mọi thành viên tham gia được động viên để tạm gác lại những nguyên tắc về trật tự xã hội mà họ đã biết, nhằm tìm hiểu xem các chuẩn mực và nguyên tắc được hình thành trong các văn hóa vi mô tại các nhóm học hỏi như thế nào (Bradford, Gibb & Benne, 1964; Schein & Bennis, 1965; Schein, 1999a, 1999b). Khi phân tích chi tiết các nhóm nhỏ, tôi không có hàm ý rằng hiện tượng nhóm có thể đương nhiên được coi là những mô hình cho những hiện tượng mang tính tổ chức. Các tổ chức có những cấp độ phức tạp hơn và những hiện tượng mới, không nhìn thấy được trong các nhóm nhỏ. Nhưng mọi tổ chức đều phát xuất từ các nhóm nhỏ, và chúng tiếp tục thực thi chức năng phần nào vẫn thông qua các nhóm nhỏ này. Do đó, nắm bắt được sự hình thành văn hóa trong các nhóm nhỏ thực sự là cần thiết để có thể hiểu được văn hóa phát triển như thế nào trong một tổ chức lớn, thông qua những văn hóa bộ phận của các nhóm và sự tương tác qua lại giữa các nhóm nhỏ trong tổ chức đó. Sự hình thành nhóm thông qua các sự kiện khởi phát và các sự kiện để lại dấu ấn Mọi nhóm đều bắt nguồn từ một số loại “sự kiện khởi phát”: (1) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo: Phần 2 VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO TRONG VIỆC XÂY DỰNG, GẮN KẾT VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Phần 2 đã tập trung vào văn hóa, với các nội dung của văn hóa và quá trình giải mã những giả định văn hóa. Sang Phần 3 này, chúng ta chuyển trọng tâm sang thuật lãnh đạo, đặc biệt là vai trò của sự lãnh đạo trong việc tạo dựng và gắn kết văn hóa vào nhóm. Như tôi đã thảo luận, chức năng duy nhất của sự lãnh đạo giúp phân biệt nó với quản lý và điều hành chính là vấn đề văn hóa. Công tác lãnh đạo khởi xướng nên quy trình tạo dựng văn hóa, và như chúng ta sẽ thấy, công tác lãnh đạo này phải quản lý được và đôi khi làm thay đổi văn hóa. Để hiểu đầy đủ về mối quan hệ giữa sự lãnh đạo và văn hóa, chúng ta phải có quan điểm tiến hóa về sự phát triển của tổ chức. Vai trò của sự lãnh đạo trong việc khởi xướng thành lập văn hóa trong một nhóm học hỏi được trình bày trong Chương 12. Chương 13 thảo luận về việc những người sáng lập của các tổ chức đã bắt đầu quá trình xây dựng văn hóa tổ chức như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ sang Chương 14 để tìm hiểu xem các nhà lãnh đạo trong những tổ chức non trẻ và thành công có thể gắn kết một cách có hệ thống những giả định của riêng họ vào những hoạt động hàng ngày của tổ chức như thế nào, từ đó tạo dựng và duy trì một văn hóa ổn định ra sao. Sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức thành những đơn vị bộ phận được trình bày trong Chương 15. Chương này cũng lưu ý đến sự phát triển của các văn hóa bộ phận. Khi các tổ chức tăng trưởng và phát triển, văn hóa cũng tăng trưởng và phát triển theo. Trong Chương 16, tôi sẽ trình bày 10 “cơ chế” hoặc “quy trình” khác nhau có thể làm thay đổi văn hóa, và thảo luận về vai trò của công tác lãnh đạo trong khi vận dụng các quy trình này để tác động đến sự phát triển của văn hóa, theo mục đích của các nhà lãnh đạo. Tất cả đều là những quá trình “tự nhiên”, khác với những cái mà tôi gọi là “sự thay đổi được quản lý” là quy trình mà nhà lãnh đạo tạo ra để giải quyết những vấn đề cụ thể của tổ chức, có thể liên quan hoặc không liên quan đến các yếu tố văn hóa. Trong Phần 4, trọng tâm được chuyển sang những việc mà người lãnh đạo có thể làm nhằm quản lý sự thay đổi văn hóa và xử lý những vấn đề mang tính đa văn hóa. 12 VĂN HÓA XUẤT HIỆN TRONG CÁC NHÓM MỚI NHƯ THẾ NÀO Những nguyên tắc về trật tự xã hội, khống chế sự tương tác hàng ngày của chúng ta, chính là những nền móng đầu tiên của văn hóa. Chúng ta học được các nguyên tắc này khi chúng ta được xã hội hóa vào trong gia đình và điều chỉnh văn hóa theo quốc gia và dân tộc. Khó có thể giải mã để biết được những nguyên tắc này đã hình thành từ đầu như thế nào trong những nền văn hóa đã có thời gian tồn tại nhất định, nhưng chúng ta có thể quan sát quá trình hình thành nên các nhóm và tổ chức mới. Cách tốt nhất để làm rõ khái niệm văn hóa là ý thức về sự hình thành văn hóa với trải nghiệm của chính bản thân mình, nhận thức được một số sự việc được chia sẻ và được cho là hiển nhiên như thế nào, và quan sát điều đó trong các nhóm mà chúng ta thâm nhập vào và trở thành một phần trong nhóm đó. Chúng ta mang theo mình văn hóa từ các trải nghiệm trong quá khứ, nhưng chúng ta cũng luôn luôn củng cố cho văn hóa đó hoặc xây dựng nên những yếu tố mới khi chúng ta đối mặt với những cá nhân mới hay những trải nghiệm mới. Sức mạnh và độ ổn định của văn hóa phát xuất từ việc nhóm được hình thành - các cá nhân sẽ gìn giữ một số giả định căn bản để xác nhận tư cách thành viên của mình trong nhóm. Nếu ai đó yêu cầu chúng ta thay đổi cách tư duy và cảm nhận, mà chúng ta đã có cách thức đó dựa trên những gì đã học hỏi được trong nhóm của mình, thì chúng ta sẽ kháng cự lại sự thay đổi bởi vì không muốn tách mình ra khỏi nhóm, ngay cả khi cá nhân chúng ta vẫn cho rằng cả nhóm sai lầm. Quá trình nỗ lực để được chấp nhận làm thành viên và có liên quan đến các nhóm là mang tính vô thức, và do đó, rất mãnh liệt. Nhưng một nhóm từ lúc ban đầu đã phát triển nên cách thức tư duy chung như thế nào? Để hiểu khía cạnh này của văn hóa đã thực sự được khởi đầu như thế nào, một nhóm học cách xử lý môi trường bên trong và bên ngoài và phát triển các giả định rồi chuyển tải đến các thành viên mới như thế nào, chúng ta cần phân tích các tình huống của nhóm, theo đó những sự kiện thực tế là có thể quan sát được. May mắn là những nhóm này đôi khi được hình thành trong nhiều loại hội thảo đào tạo về quan hệ con người, nơi đó những người không quen biết nhau cùng đến để học về động lực và sự lãnh đạo trong nhóm. Khi Cơ quan nghiên cứu đào tạo Quốc gia (National Training Laboratories) lần đầu tiên phát triển các hội thảo về động lực nhóm tại Bethel, Maine trong cuối thập niên 1940, không phải ngẫu nhiên mà tổ chức này dán cái nhãn cho Bethel là “hòn đảo văn hóa” nhằm nêu bật việc mọi thành viên tham gia được động viên để tạm gác lại những nguyên tắc về trật tự xã hội mà họ đã biết, nhằm tìm hiểu xem các chuẩn mực và nguyên tắc được hình thành trong các văn hóa vi mô tại các nhóm học hỏi như thế nào (Bradford, Gibb & Benne, 1964; Schein & Bennis, 1965; Schein, 1999a, 1999b). Khi phân tích chi tiết các nhóm nhỏ, tôi không có hàm ý rằng hiện tượng nhóm có thể đương nhiên được coi là những mô hình cho những hiện tượng mang tính tổ chức. Các tổ chức có những cấp độ phức tạp hơn và những hiện tượng mới, không nhìn thấy được trong các nhóm nhỏ. Nhưng mọi tổ chức đều phát xuất từ các nhóm nhỏ, và chúng tiếp tục thực thi chức năng phần nào vẫn thông qua các nhóm nhỏ này. Do đó, nắm bắt được sự hình thành văn hóa trong các nhóm nhỏ thực sự là cần thiết để có thể hiểu được văn hóa phát triển như thế nào trong một tổ chức lớn, thông qua những văn hóa bộ phận của các nhóm và sự tương tác qua lại giữa các nhóm nhỏ trong tổ chức đó. Sự hình thành nhóm thông qua các sự kiện khởi phát và các sự kiện để lại dấu ấn Mọi nhóm đều bắt nguồn từ một số loại “sự kiện khởi phát”: (1) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa doanh nghiệp Lãnh đạo doanh nghiệp Vai trò của lãnh đạo Gắn kết và phát triển văn hóa Quản lý sự thay đổi văn hóaTài liệu có liên quan:
-
63 trang 357 0 0
-
12 trang 341 0 0
-
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 256 0 0 -
Giáo trình Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh - PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
22 trang 231 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần MISA
98 trang 178 0 0 -
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Vũ Hữu Kiên
88 trang 171 3 0 -
21 trang 159 0 0
-
Bài tập lớn Nghệ thuật lãnh đạo
21 trang 156 1 0 -
Tiểu luận Văn hoá doanh nghiệp: Phân tích biểu hiện văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
19 trang 141 0 0 -
Quản trị văn hoá doanh nghiệp để phát triển bền vững hệ thống doanh nghiệp Việt Nam
7 trang 124 0 0