Danh mục tài liệu

Feynman chuyện thật như đùa: Phần 2

Số trang: 359      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.09 MB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 cuốn sách Feynman chuyện thật như đùa gồm những phần còn lại gồm những nội dung về: Feynman - bom và quân đội, những kí nổ bị xịt, từ Cornell đến caltech, tạt thăm Brazil, thế giới của một nhà vật lý...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Feynman chuyện thật như đùa: Phần 2 PHẦN 3 FAYNMAN, BOM VÀ QUÂN ĐỘI Những kíp nổ bị xịt Khi thế chiến thứ ii đã bắt đầu ở Âu châu, đã có rất nhiều chuyện về việc phải chuẩn bị sẵn sàng và thể hiện lòng yêu nước, cho dù Mỹ vẫn chưa tuyên chiến. Báo chí có nhiều bài dài về những doanh nhân tình nguyện đến Plattsburg, New York, để huấn luyện quân sự, và vân vân. Tôi bắt đầu nghĩ mình cũng phải có một chút đóng góp nào đó. Sau khi học xong ở MIT, một người bạn cùng hội nam sinh, Maurice Meyer, người đã ở trong quân đoàn thông tin, đưa tôi đến gặp một đại tá ở văn phòng quân đoàn tại New York. “Tôi muốn phục vụ tổ quốc của mình, thưa ngài, và vì tôi có đầu óc kỹ thuật, nên chắc sẽ có cách để tôi làm được những việc có ích.” “Được, nhưng tốt hơn là cậu hãy đi đến Plattsburg, đến trại huấn luyện, và hoàn thành toàn bộ khóa huấn luyện cơ bản. Sau đó chúng tôi mới có thể dùng cậu,” ông đại tá trả lời. “Nhưng không có cách nào để sử dụng trực tiếp hơn tài năng của tôi à?” “Không; đây là cách thức tổ chức của quân đội. Hãy làm theo thông lệ.” Tôi đi ra ngoài và ngồi trong công viên suy nghĩ về điều đó. Tôi suy nghĩ miên man: Có lẽ cách tốt nhất để có đóng góp là đi theo con đường của họ. Nhưng thật may mắn là tôi đã nghĩ thêm một chút và bảo: “Quên chuyện đó đi! Mình sẽ chờ thêm một chút. Có thể điều gì đó sẽ xảy ra và họ có thể dùng mình một cách hiệu quả hơn.” Tôi đã đến Princeton để học tiếp sau đại học, và vào mùa xuân, tôi đã đến phòng thí nghiệm Bell[23] ở New York một lần nữa để tìm việc làm mùa hè. Tôi thích đi xem các phòng thí nghiệm Bell. Bill Shockley, người đã phát minh ra transistor, đưa tôi đi một vòng. Tôi nhớ căn phòng của ai đó có cửa sổ được đánh dấu: Cây cầu George Washington đang được xây dựng, và những chàng trai này của phòng đang theo dõi tiến độ công trình. Họ vẽ một đường cong ban đầu khi dây cáp chính vừa được đặt lên, và họ có thể đo được những sai khác nhỏ khi cây cầu được treo trên dây cáp đó, khi đường cong ban đầu chuyển thành một đường parabol. Đó chính là loại công việc mà tôi muốn mình có thể nghĩ ra để làm. Tôi ngưỡng mộ những người ấy; tôi luôn hy vọng một ngày nào đó mình có thể được làm việc với họ. Vài người ở phòng thí nghiệm đưa tôi ra ngoài ăn trưa ở một nhà hàng hải sản, và tất cả bọn họ đều rất thích thú với việc sắp được ăn sò. Tôi từng sống ở ngay sát biển nhưng chẳng thể nào yêu được món này; cá tôi còn chẳng ăn được, nói chi đến sò. Tôi tự nhủ: “Mình phải dũng cảm lên. Mình phải ăn được một con.” Tôi lấy một con sò, và thấy nó thật dễ sợ. Nhưng tôi tự trấn an: “Điều đó không thực sự chứng tỏ rằng mình là một người đàn ông. Mình còn chưa biết được nó dễ sợ như thế nào cơ mà. Khi mà điều đó còn chưa rõ thì nó chưa đến nỗi khó khăn lắm.” Những người khác vẫn đang say sưa tán dương món sò ngon như thế nào, nên tôi ăn thêm một con nữa, nhưng con này còn khó nuốt hơn cả con đầu. Lần này, chắc phải là lần thứ tư hoặc thứ năm tôi đến phòng thí nghiệm Bell, và họ đã nhận tôi. Tôi đã rất hạnh phúc. Ngày đó rất khó tìm được một công việc mà bạn có thể làm cùng những nhà khoa học khác. Nhưng rồi đã có một sự phấn khích lớn ở Princeton. Tướng Trichel đến thăm và nói với chúng tôi: “Chúng tôi cần có các nhà vật lý! Các nhà vật lý rất quan trọng với quân đội! Chúng tôi cần ba nhà vật lý!” Bạn phải hiểu là ngày ấy người ta hầu như không biết nhà vật lý là gì. Chẳng hạn, Einstein lại được biết đến như một nhà toán học – thế nên rất ít khi có ai đó cần các nhà vật lý. Tôi nghĩ: “Đây là cơ hội của mình để có đóng góp cho đất nước,” và tôi đã tình nguyện làm việc cho quân đội. Tôi hỏi phòng thí nghiệm Bell xem họ có đồng ý cho tôi làm việc cho quân đội trong mùa hè đó không, và họ nói rằng, nếu tôi muốn thì họ cũng có công việc phục vụ quốc phòng. Nhưng tôi đã bị hút vào cơn sốt ái quốc, nên đã để mất một cơ hội tốt. Lẽ ra tôi đã phải thông minh hơn nhiều để làm việc ở phòng thí nghiệm Bell. Nhưng trong thời gian đó con người thường đôi chút ngớ ngẩn. Tôi đến Frankfort Arsenal ở Philadelphia và làm việc với một con quái vật: một máy tính cơ học để định hướng cho pháo binh. Khi các máy bay xuất hiện, các xạ thủ pháo binh quan sát chúng bằng một kính viễn vọng, và cái máy tính cơ học này, với những cái bánh răng và cái cam, và vân vân, sẽ cố tiên đoán xem máy bay đang bay về đâu. Đó là một cỗ máy được thiết kế và chế tạo rất đẹp. Một trong những ý tưởng quan trọng ở cỗ máy này là những bánh răng không tròn – các bánh răng dù không tròn mà vẫn khớp nhau. Do bán kính thay đổi của các bánh răng, một trục sẽ quay như công năng của một trục khác. Tuy nhiên, cái máy này thuộc đời chót của thế hệ máy tính cơ học; ngay sau đó máy tính điện tử xuất hiện. Sau khi nói tất cả những gì về việc các nhà vật lý quan trọng như thế nào với quân đội, việc đầu tiên họ giao cho tôi là kiểm tra những bản vẽ bánh răng xem các con số có đúng không. Việc này diễn ra trong một thời gian. Rồi, dần dần, người phụ trách bộ phận đó bắt đầu nhận ra rằng tôi biết làm cả những việc khác nữa. Và khi mùa hè trôi đi, anh ta dành thêm thời gian thảo luận công việc với tôi. Một kỹ sư cơ khí ở Frankfort đã luôn cố gắng thiết kế nhiều thứ, nhưng chẳng bao giờ có thể làm được cái gì chuẩn xác. Một lần anh ta thiết kế một cái hộp đầy các bánh răng, trong đó có một bánh to, đường kính khoảng 20cm, với sáu cái nan hoa. Anh chàng này nói một cách rất phấn khởi: “Thưa sếp, sếp thấy cái này thế nào? Sếp thấy thế nào?” “Cũng được!” sếp trả lời. “Tất cả những thứ cậu cần làm là xác định một cái chuyển trục trên mỗi nan hoa sao cho bánh răng có thể quay!.” Anh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: