
Giá trị vô hình của thương hiệu.
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị vô hình của thương hiệu. Giá trị vô hình của thương hiệu. Các doanh nghiệp sẽ đo lường sự thành công của tiếp thị bằng tiêu chí nào? Ở lĩnh vực kinh doanh thì hầu như mọi doanh nghiệp đều đo lường qua các chỉ số tài chính như doanh số, lợi nhuận hay thông qua chỉ số thị trường là thị phần. Với các doanh nghiệp phi lợi nhuận thì sự thành công sẽ thể hiện ở số lượng mạnh thường quân tham gia vào các sự kiện quyên góp hay là số lượng tiền quyên góp được. Trong khi các chỉ số đo lường này thì rất dễ hiểu và định lượng được, tuy nhiên còn một yếu tố vô hình được cho là có vai trò vô cùng quan trọng mà không thể định lượng được đó chính là giá trị thương hiệu. Giá trị của thương hiệu sẽ được tính dựa trên kết nối giữa lợi thế về tài chính – vị thế kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp. Trong khi, độ lớn của giá trị thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào cách mà doanh nghiệp vận hành kinh doanh, tuy nhiên riêng phần tên của doanh nghiệp cũng có một giá trị vô cùng lớn. Hãy lấy thương hiệu Google làm một ví dụ. Google là bộ máy tìm kiếm số 1 thế giới và được định giá thương hiệu là 55 tỉ đô la. Giá trị thương hiệu này được tính toán dựa trên cả mô hình kinh doanh và giá trị của tên Google. Giả sử rằng một ngày nào đó Google không còn hoạt động nữa, các tài sản sẽ bán hết và tên thương hiệu Google sẽ bán đi, bạn ước lượng xem giá trị của tên này là bao nhiêu? Giá trị có thể lên tới hàng tỷ đô la. Một câu hỏi được đặt ra là làm sao một thương hiệu lại có giá trị vô cùng lớn như vậy? Câu trả lời chính là những giá trị vô hình mà thương hiệu đó đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp. Các giá trị chính bao gồm: Thương hiệu mạnh tạo cảm giác an toàn cho khách hàng Khách hàng thường cảm giác yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm của thương hiệu lớn có truyền thống lâu đời. Họ mua sản phẩm, trung thành với thượng hiệu và giới thiệu bạn bè để sử dụng. Với một thương hiệu mạnh thì khi doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm hay mở rộng thương hiệu sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp cạnh tranh vì công tác quảng bá tạo dựng nhận biết cho thương hiệu đã được thực hiện. Thương hiệu mạnh sẽ thúc đẩy độ nhận biết và mức độ tin dùng của sản phẩm mới Khi doanh nghiệp phát triển một sản phẩm mới trong một lĩnh vực tương tự, việc sử dụng đòn bẩy của thương hiệu sẽ tạo độ nhận biết và niềm tin tưởng cho khách hàng tiềm năng. Thương hiệu mạnh giúp cho nhân viên bán hàng hoàn tất các thương vụ kinh doanh dễ dàng hơn. Khi một khách hàng mới đang băn khoăn lựa chọn giữa 2 bản đề xuất bán hàng của 2 doanh nghiệp. Nếu tất cả mọi yếu tố khác đều tương đương như giá cả, chất lượng sản phẩm thì thương hiệu mạnh sẽ giúp cho khách hàng nghiêng về phía doanh nghiệp bạn, đơn giản chỉ bởi vì họ có thể đặt kỳ vọng vào một thương hiệu uy tín. Thương hiệu mạnh giúp thu hút nhân tài dễ dàng hơn Các ứng viên tài năng thường thích chọn các doanh nghiệp tên tuổi đề “đầu quân” vì mọi người đều mong được làm việc và tạo uy tín cho bản thân khi kết nối với một thương hiệu đầu ngành. Chẳng hạn, một nhân viên sẽ rất tự hào khi nói với mọi người là họ đang làm việc cho Google hay Apple… vì đó là những thương hiệu lớn nhất, sản phẩm tốt nhất và quy tụ nhiều tài năng xuất chúng. Thương hiệu mạnh giúp công ty bảo toàn được các đầu tư Thương hiệu mạnh giúp cho công ty được các nhà đầu tư và đối tác ủng hộ trong việc thu hút vốn cũng như phát triển kinh doanh. Vấn đề đơn giản là thương hiệu mạnh tạo cảm giác an toàn bởi vì thương hiệu mạnh không dễ dàng biến mất trên thị trường. Một thương hiệu mạnh sẽ “che chở” cho doanh nghiệp khi bị khủng hoảng Thương hiệu mạnh sẽ là chỗ “nương tựa” tốt khi doanh nghiệp xảy ra khủng hoảng. Hãy lấy trường hợp tràn dầu của hãng BP, nếu không nhờ thương hiệu mạnh thì BP khó có thể hồi phục nhanh như vậy. Theo DNA Branding
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giá trị vô hình của thương hiệu kiến thức thương hiệu kĩ năng xây dựng thương hiệu chiến lược thương hiệu bí quyết marketingTài liệu có liên quan:
-
5 sai lầm trong chiến lược quảng cáo
3 trang 397 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 240 0 0 -
4 trang 239 0 0
-
Chương 8: Truyền thông marketing
43 trang 234 0 0 -
Xây dựng nhãn hiệu mạnh bằng lý thuyết 9C
5 trang 157 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 137 0 0 -
Engagement – Cách Quảng Cáo Mới
3 trang 122 0 0 -
Tiểu luận: Kế hoạch phát triển thương hiệu trà Ô Long Cao Sơn tại thị trường Việt Nam
28 trang 116 0 0 -
Narrow branding – Xây dựng thương hiệu hẹp
5 trang 100 0 0 -
'Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi' – Liệu có đúng ở thị trường Việt Nam?
4 trang 98 0 0 -
Luận văn : Thiết kế nhận diện hệ thống nhận diện thương hiệu
19 trang 89 0 0 -
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 4 – ThS. Đặng Đình Trạm
37 trang 85 0 0 -
9 trang 74 1 0
-
4 phương thức để tận dụng tốt mẫu quảng cáo hơn
3 trang 73 0 0 -
10 tips event marketing không thể bỏ qua
5 trang 61 0 0 -
Thiết kế đồ họa có phải chỉ là việc tạo ra hình ảnh?
6 trang 61 1 0 -
5 cụm từ 'nguy hiểm' trong quảng cáo
3 trang 60 0 0 -
Những câu slogan hay nhất mọi thời đại
8 trang 56 0 0 -
Marketer không những chỉ bỏ tiền làm truyền thông
7 trang 53 0 0 -
Nhượng quyền kinh doanh chống chọi với khủng hoảng
3 trang 52 0 0