Giải pháp bảo đảm an ninh môi trường biển Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 364.87 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Giải pháp bảo đảm an ninh môi trường biển Việt Nam trình bày các nội dung chính sau: An ninh môi trường biển Việt Nam hiện nay; Môi trường biển đối mặt với thách thức xuyên biên giới; Giải pháp bảo đảm an ninh môi trường biển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp bảo đảm an ninh môi trường biển Việt Nam Giải pháp bảo đảm an ninh môi trường biển Việt Nam Nguyễn Xuân Cường*, Nguyễn Thu Hà** Nhận ngày 5 tháng 1 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 2 năm 2022. Tóm tắt: Biển có vai trò quan trọng trong an ninh và phát triển của đất nước1. An ninh môi trường biển có quan hệ chặt chẽ tới sự phát triển và phồn vinh của Việt Nam. Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức, như: thiên tai, suy thoái môi trường biển, rác thải nhựa đại dương... thách thức an ninh và phát triển của Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao nhận thức, tích cực hành động hướng tới sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định... là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Từ khóa: An ninh, môi trường biển, phát triển bền vững, Việt Nam. Phân loại ngành: Chính trị học Abstract: The sea plays an important role in the security and development of Vietnam. Marine environmental security is closely related to the development and prosperity of the country. Currently, we are facing challenges, such as natural disasters, marine environmental degradation, ocean plastic waste, etc. which challenge to Vietnam's security and development. This requires us to raise awareness, actively take actions towards sustainable development. Sustainable development of the marine economy is associated with ensuring national defense and security, maintaining independence, sovereignty and territorial integrity, strengthening foreign relations and international cooperation on the sea, contributing to maintaining an environment of peace and stability. These are important objectives and tasks, contributing to the successful implementation of the Resolution of the 13th Party Congress. Keywords: Security, marine environment, sustainable development, Vietnam. Subject classification: Politics * Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: xuancuong@vnics.org.vn ** Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. 1 Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 506.01-2019.03. 54 Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Thu Hà 1. Mở đầu Việt Nam có vùng biển Đông rộng lớn, có 28 tỉnh và thành phố ven biển. Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức an ninh phi truyền thống, như: thiên tai, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường biển, rác thải nhựa đại dương, nguy cơ từ các ngành nghề trên biển và ven biển, tranh chấp tài nguyên biển,… an ninh hàng hải… an ninh môi trường biển Đông cũng có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề an ninh tại biển Đông, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao nhận thức, tích cực hành động hướng tới sự phát triển bền vững. Chúng ta cần đẩy mạnh phối hợp và hợp tác giữa các bộ ngành và các địa phương; huy động sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp; phát huy trí tuệ và nguồn lực quốc tế; xây dựng các cơ chế quốc tế hướng tới hòa bình, phát triển bền vững khu vực biển Đông. 2. An ninh môi trường biển Việt Nam hiện nay Hiện nay, môi trường đang đối mặt với thách thức từ sự suy thoái, ô nhiễm, biến đổi khí hậu và hậu quả của các hành vi do con người gây ra. An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia (Quốc hội, 2014). An ninh môi trường biển được hiểu là trạng thái ổn định, an toàn của tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển, chất lượng nước biển và cảnh quan biển, qua đó đảm bảo khả năng duy trì sự sống toàn cầu một cách bền vững của môi trường biển (Nguyễn Lan Nguyên, 2019). Hiện nay, biển Việt Nam đã và đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề về an ninh môi trường biển như sau: Thứ nhất, gia tăng các nguồn ô nhiễm biển Việc gia tăng các nguồn thải từ lục địa, đặc biệt là theo các dòng chảy sông ra biển dẫn đến môi trường biển nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm về chất lượng. Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị. Tình trạng xả thải các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn đang diễn biến ngày càng phức tạp ngay tại các tỉnh ven biển, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra biển. Đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố năm 2018, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% và đứng thứ 4 thế giới) (Quốc hội, 2014). Ô nhiễm rác thải biển không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh lương thực. Các sự cố môi trường do tràn dầu, hóa chất, xói lở bờ biển… ngày càng gia tăng. Năm 2016, sự cố ô nhiễm môi trường biển do việc xả thải từ Khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa là một ví dụ điển hình. 55 Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2022 Hoạt động dầu khí, vận tải biển, với quy mô khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí và 272 bến cảng biển đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm, nhiều năm qua có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Ngoài nước thải lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15 nghìn tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23-30% là chất thải rắn nguy hại chưa xử lý (Ho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp bảo đảm an ninh môi trường biển Việt Nam Giải pháp bảo đảm an ninh môi trường biển Việt Nam Nguyễn Xuân Cường*, Nguyễn Thu Hà** Nhận ngày 5 tháng 1 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 2 năm 2022. Tóm tắt: Biển có vai trò quan trọng trong an ninh và phát triển của đất nước1. An ninh môi trường biển có quan hệ chặt chẽ tới sự phát triển và phồn vinh của Việt Nam. Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức, như: thiên tai, suy thoái môi trường biển, rác thải nhựa đại dương... thách thức an ninh và phát triển của Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao nhận thức, tích cực hành động hướng tới sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định... là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Từ khóa: An ninh, môi trường biển, phát triển bền vững, Việt Nam. Phân loại ngành: Chính trị học Abstract: The sea plays an important role in the security and development of Vietnam. Marine environmental security is closely related to the development and prosperity of the country. Currently, we are facing challenges, such as natural disasters, marine environmental degradation, ocean plastic waste, etc. which challenge to Vietnam's security and development. This requires us to raise awareness, actively take actions towards sustainable development. Sustainable development of the marine economy is associated with ensuring national defense and security, maintaining independence, sovereignty and territorial integrity, strengthening foreign relations and international cooperation on the sea, contributing to maintaining an environment of peace and stability. These are important objectives and tasks, contributing to the successful implementation of the Resolution of the 13th Party Congress. Keywords: Security, marine environment, sustainable development, Vietnam. Subject classification: Politics * Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: xuancuong@vnics.org.vn ** Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. 1 Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 506.01-2019.03. 54 Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Thu Hà 1. Mở đầu Việt Nam có vùng biển Đông rộng lớn, có 28 tỉnh và thành phố ven biển. Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức an ninh phi truyền thống, như: thiên tai, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường biển, rác thải nhựa đại dương, nguy cơ từ các ngành nghề trên biển và ven biển, tranh chấp tài nguyên biển,… an ninh hàng hải… an ninh môi trường biển Đông cũng có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề an ninh tại biển Đông, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao nhận thức, tích cực hành động hướng tới sự phát triển bền vững. Chúng ta cần đẩy mạnh phối hợp và hợp tác giữa các bộ ngành và các địa phương; huy động sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp; phát huy trí tuệ và nguồn lực quốc tế; xây dựng các cơ chế quốc tế hướng tới hòa bình, phát triển bền vững khu vực biển Đông. 2. An ninh môi trường biển Việt Nam hiện nay Hiện nay, môi trường đang đối mặt với thách thức từ sự suy thoái, ô nhiễm, biến đổi khí hậu và hậu quả của các hành vi do con người gây ra. An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia (Quốc hội, 2014). An ninh môi trường biển được hiểu là trạng thái ổn định, an toàn của tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển, chất lượng nước biển và cảnh quan biển, qua đó đảm bảo khả năng duy trì sự sống toàn cầu một cách bền vững của môi trường biển (Nguyễn Lan Nguyên, 2019). Hiện nay, biển Việt Nam đã và đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề về an ninh môi trường biển như sau: Thứ nhất, gia tăng các nguồn ô nhiễm biển Việc gia tăng các nguồn thải từ lục địa, đặc biệt là theo các dòng chảy sông ra biển dẫn đến môi trường biển nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm về chất lượng. Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị. Tình trạng xả thải các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn đang diễn biến ngày càng phức tạp ngay tại các tỉnh ven biển, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra biển. Đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố năm 2018, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% và đứng thứ 4 thế giới) (Quốc hội, 2014). Ô nhiễm rác thải biển không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh lương thực. Các sự cố môi trường do tràn dầu, hóa chất, xói lở bờ biển… ngày càng gia tăng. Năm 2016, sự cố ô nhiễm môi trường biển do việc xả thải từ Khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa là một ví dụ điển hình. 55 Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2022 Hoạt động dầu khí, vận tải biển, với quy mô khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí và 272 bến cảng biển đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm, nhiều năm qua có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Ngoài nước thải lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15 nghìn tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23-30% là chất thải rắn nguy hại chưa xử lý (Ho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Môi trường biển An ninh môi trường biển Suy thoái môi trường biển Rác thải nhựa đại dương Phát triển bền vững kinh tế biểnTài liệu có liên quan:
-
8 trang 356 0 0
-
5 trang 162 0 0
-
Đề tài Nghiên cứu xác định front trong toàn khu vực biển Đông
74 trang 158 0 0 -
Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển - Kinh tế biển xanh Việt Nam
188 trang 63 1 0 -
Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Phần 1
89 trang 59 1 0 -
Công nghệ bê tông cho các công trình biển: Phần 1
89 trang 55 0 0 -
Bài giảng về Kinh tế môi trường
69 trang 51 0 0 -
Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Phần 2
143 trang 46 0 0 -
Hiện trạng kỹ thuật và tài chính mô hình nuôi cá mú (Epinephalus sp.) trong lồng ở tỉnh Kiên Giang
8 trang 39 0 0 -
Báo cáo thực tập môn học Môi trường biển: Phần quan trắc khí tượng hải văn ven bờ
24 trang 38 0 0