Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 581.64 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đánh giá khái quát thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh, làm cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Lê Thị Diệp1, Ngô Thị Trung Anh2 TÓM TẮT Phân tích hiệu quả kinh doanh là một công tác cần được coi trọng và đầu tư đúng mức trong tất cả các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung vì những ý nghĩa quan trọng của nó. Thông qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp tìm ra được các nguyên nhân ảnh hưởng từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quá trình phân tích chưa thực hiện đều tay, hệ thống chỉ tiêu rời rạc và không có sự thống nhất về phương pháp tính toán. Bài viết đánh giá khái quát thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh, làm cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trong thời gian tới. Từ khóa: Phân tích hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp chế biến thủy sản 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Là tỉnh có nguồn lợi thủy sản lớn nhất trong các tỉnh nằm ở vùng biển Tây Vịnh Bắc Bộ, Thanh Hóa có bờ biển dài 102km với 6 huyện, thị ven biển được hình thành bởi 5 cửa sông chính đổ ra biển với các ngư trường hải sản lớn và phong phú. Hàng năm, Thanh Hóa đã khai thác và nuôi trồng thủy sản với khối lượng lớn, giá trị xuất khẩu cao. Với những thuận lợi trên, hoạt động chế biến thủy sản ở Thanh Hóa có đủ điều kiện để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về thủy sản của tỉnh, tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra quan điểm phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, ổn định; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển thủy sản. Thực tế thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản, tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này còn chưa cao. Xuất phát từ những nghiên cứu về hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bài viết của tác giả nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác phát triển hiệu quả khách hàng. 1 ThS. Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức. 2 SV khoa Quốc tế - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 28 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát thực trạng công tác phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 2.1.1. Về tổ chức phân tích Không thể không thừa nhận rằng, hiện nay đã có một số doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quan tâm đến công tác phân tích hiệu quả kinh doanh dưới hình thức này hay hình thức khác tuy số lượng doanh nghiệp thuộc diện này chưa nhiều. Điều này cho thấy, đã có những doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích hiệu quả kinh doanh mặc dù chưa đầy đủ. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong việc tổ chức phân tích ở các doanh nghiệp này vẫn còn có một số hạn chế nhất định như quy trình phân tích chưa được tổ chức khoa học, cụ thể, hoạt động phân tích không thường xuyên và nhân viên phân tích còn thiếu chuyên môn. 2.1.2. Về phương pháp phân tích Thực tế tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay cho thấy rằng, phương pháp chính được sử dụng là phương pháp so sánh. Kết quả của quá trình phân tích ở các doanh nghiệp này là việc so sánh theo phương pháp truyền thống dưới dạng phân tích ngang (so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của Báo cáo tài chính). Theo các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cũng chính là xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.3. Về nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ bao gồm phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu kết quả được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận và sức sinh lời của các yếu tố đầu vào. Tại các doanh nghiệp đã có các chỉ tiêu phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá sức sinh lời của tài sản. Tuy nhiên, còn thiếu các chỉ tiêu phân tích liên quan đến chi phí, thêm vào đó, giữa các doanh nghiệp còn chưa thống nhất về hệ thống chỉ tiêu phân tích cũng như cách xác định các chỉ tiêu, đồng thời chưa phân tích được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh sự không thống nhất về hệ thống chỉ tiêu phân tích, giữa các doanh nghiệp còn khác nhau cả về cách xác định một số chỉ tiêu. Ví dụ, để đánh giá sức sinh lợi của tài sản thì Công ty cổ phần XNK Thủy sản Thanh Hóa căn cứ vào trị số của các chỉ tiêu bình quân, còn Công ty CPTMVT&CB Hải sản Long Hải và Công ty cổ phần thương mại Thanh Bình thì căn cứ vào trị số của các chỉ tiêu tại thời điểm cuối năm. Khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong tính toán các doanh nghiệp sử dụng ngay trị số của các chỉ tiêu tại thời điểm cuối năm mà không lấy số bình quân, vì vậy sẽ làm giảm tính chính xác của ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Lê Thị Diệp1, Ngô Thị Trung Anh2 TÓM TẮT Phân tích hiệu quả kinh doanh là một công tác cần được coi trọng và đầu tư đúng mức trong tất cả các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung vì những ý nghĩa quan trọng của nó. Thông qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp tìm ra được các nguyên nhân ảnh hưởng từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quá trình phân tích chưa thực hiện đều tay, hệ thống chỉ tiêu rời rạc và không có sự thống nhất về phương pháp tính toán. Bài viết đánh giá khái quát thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh, làm cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trong thời gian tới. Từ khóa: Phân tích hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp chế biến thủy sản 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Là tỉnh có nguồn lợi thủy sản lớn nhất trong các tỉnh nằm ở vùng biển Tây Vịnh Bắc Bộ, Thanh Hóa có bờ biển dài 102km với 6 huyện, thị ven biển được hình thành bởi 5 cửa sông chính đổ ra biển với các ngư trường hải sản lớn và phong phú. Hàng năm, Thanh Hóa đã khai thác và nuôi trồng thủy sản với khối lượng lớn, giá trị xuất khẩu cao. Với những thuận lợi trên, hoạt động chế biến thủy sản ở Thanh Hóa có đủ điều kiện để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về thủy sản của tỉnh, tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra quan điểm phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, ổn định; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển thủy sản. Thực tế thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản, tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này còn chưa cao. Xuất phát từ những nghiên cứu về hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bài viết của tác giả nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác phát triển hiệu quả khách hàng. 1 ThS. Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức. 2 SV khoa Quốc tế - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 28 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát thực trạng công tác phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 2.1.1. Về tổ chức phân tích Không thể không thừa nhận rằng, hiện nay đã có một số doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quan tâm đến công tác phân tích hiệu quả kinh doanh dưới hình thức này hay hình thức khác tuy số lượng doanh nghiệp thuộc diện này chưa nhiều. Điều này cho thấy, đã có những doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích hiệu quả kinh doanh mặc dù chưa đầy đủ. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong việc tổ chức phân tích ở các doanh nghiệp này vẫn còn có một số hạn chế nhất định như quy trình phân tích chưa được tổ chức khoa học, cụ thể, hoạt động phân tích không thường xuyên và nhân viên phân tích còn thiếu chuyên môn. 2.1.2. Về phương pháp phân tích Thực tế tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay cho thấy rằng, phương pháp chính được sử dụng là phương pháp so sánh. Kết quả của quá trình phân tích ở các doanh nghiệp này là việc so sánh theo phương pháp truyền thống dưới dạng phân tích ngang (so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của Báo cáo tài chính). Theo các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cũng chính là xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.3. Về nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ bao gồm phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu kết quả được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận và sức sinh lời của các yếu tố đầu vào. Tại các doanh nghiệp đã có các chỉ tiêu phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá sức sinh lời của tài sản. Tuy nhiên, còn thiếu các chỉ tiêu phân tích liên quan đến chi phí, thêm vào đó, giữa các doanh nghiệp còn chưa thống nhất về hệ thống chỉ tiêu phân tích cũng như cách xác định các chỉ tiêu, đồng thời chưa phân tích được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh sự không thống nhất về hệ thống chỉ tiêu phân tích, giữa các doanh nghiệp còn khác nhau cả về cách xác định một số chỉ tiêu. Ví dụ, để đánh giá sức sinh lợi của tài sản thì Công ty cổ phần XNK Thủy sản Thanh Hóa căn cứ vào trị số của các chỉ tiêu bình quân, còn Công ty CPTMVT&CB Hải sản Long Hải và Công ty cổ phần thương mại Thanh Bình thì căn cứ vào trị số của các chỉ tiêu tại thời điểm cuối năm. Khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong tính toán các doanh nghiệp sử dụng ngay trị số của các chỉ tiêu tại thời điểm cuối năm mà không lấy số bình quân, vì vậy sẽ làm giảm tính chính xác của ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phân tích hiệu quả kinh doanh Doanh nghiệp chế biến thủy sản Nâng cao hiệu quả kinh doanh Phát triển thủy sản tỉnh Thanh Hóa Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế vùng ven biểnTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
223 trang 68 1 0 -
60 trang 43 0 0
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH An Trường
102 trang 42 0 0 -
59 trang 39 0 0
-
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 3: Hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội
14 trang 37 0 0 -
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 3: Nội dung kế hoạch hóa (Năm 2022)
13 trang 37 0 0 -
Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong cấp đông sản phẩm tại nhà máy chế biến thủy sản Hưng Phong
3 trang 31 0 0 -
Quyết định số: 13/2014/QĐ-UBND
19 trang 31 0 0 -
70 trang 28 0 0
-
190 trang 27 0 0