Danh mục tài liệu

Giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 481.17 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài báo này, tác giả xây dựng phương pháp thực hiện thông qua phân tích các dự án đã thực hiện và tiến hành khảo sát điều tra trên những đối tượng liên quan trong quá trình thực hiện dự án để xác định các nguyên nhân và đưa ra giải pháp hạn chế phát sinh CPXD công trình đường bộ. Nghiên cứu được thực hiện cụ thể trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ Tạp chí Giao thông Vận tải – Bộ Giao thông Vận tải. số tháng 5/2011 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PHÁT SINH CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ KS. Phan Tấn Thành & TS. Đinh Văn Hiệp Viện Quy hoạch và Kỹ thuật Giao thông Vận tải Trường Đại học Xây dựng Tóm tắt: Hiện nay, khi triển khai thực hiện các công trình đường bộ thường phát sinh chi phí xây dựng (CPXD) rất lớn so với dự toán được duyệt ban đầu. Vì vậy, việc đưa ra giải pháp hạn chế phát sinh CPXD là một đòi hỏi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình đường bộ. Trong bài báo này, tác giả xây dựng phương pháp thực hiện thông qua phân tích các dự án đã thực hiện và tiến hành khảo sát điều tra trên những đối tượng liên quan trong quá trình thực hiện dự án để xác định các nguyên nhân và đưa ra giải pháp hạn chế phát sinh CPXD công trình đường bộ. Nghiên cứu được thực hiện cụ thể trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng. 1. Giới thiệu chung Đường bộ là hình thức giao thông chủ đạo ở nước ta, cả về vận chuyển hành khách và hàng hóa. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đầu tư nguồn vốn rất lớn thông qua các dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới các tuyến đường bộ nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển nền kinh tế của đất nước [1, 2]. Tuy nhiên, do hạn chế trong quá trình chuNn bị và thực hiện dự án nên bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là việc phát sinh chi phí xây dựng (CPXD) thực tế so với dự toán ban đầu được duyệt. Tác giả đã khảo sát một số công trình điển hình trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng thực hiện trong thời gian 2003 - 2010 và thấy rằng chi phí phát sinh thay đổi từ khoảng 20% đến gần 70% so với chi phí được duyệt ban đầu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho các công trình, và gây chậm chễ tiến độ thi công do phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh vốn dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả đầu tư công trình cả về kinh tế, xã hội và kỹ thuật. Vấn đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện dự án [3, 4, 5, 6]. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng lại ở việc quan sát riêng lẻ để bình luận các giải pháp dựa trên quan điểm chủ quan. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ xây dựng phương pháp thực hiện nhằm xác định các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp hạn chế phát sinh CPXD trong quá trình thực hiện đầu tư một cách khoa học và hướng đến tính khách quan hơn. Phương pháp thực hiện thông qua phân tích các dự án tiêu biểu đã thực hiện và tiến hành khảo sát điều tra trên các đối tượng liên quan trong quá trình thực hiện dự án. Phương pháp đề xuất được thực hiện cho nghiên cứu cụ thể trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng nhằm kiểm chứng tính khả thi của phương pháp và đưa ra các kiến nghị ban đầu cho công tác nâng cao hiệu quả trong quản lý và thực hiện dự án. 2. Phương pháp thực hiện Các nguyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD được xác định sơ bộ thông qua việc phân tích các dự án đã hoàn thành. Tiếp theo, các nguyên nhân này được kiểm chứng và xem xét mức độ ảnh hưởng, mức độ xuất hiện thông qua kết quả khảo sát điều tra (KSĐT) trên các đối tượng liên quan trong quá trình quản lý và thực hiện dự án. Bên cạnh đó, các giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân cũng được đề xuất dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, đánh giá các dự án thực tế trên địa bàn nghiên cứu, đồng thời với việc đánh giá mức độ tác động thông qua công tác KSĐT trên cùng đối tượng. Phương pháp xử lý số liệu thống kê [7] -1- Tạp chí Giao thông Vận tải – Bộ Giao thông Vận tải. số tháng 5/2011 được sử dụng để phân tích các kết quả của phiếu trả lời thực hiện trong quá trình KSĐT. Hình 1 mô tả toàn bộ quá trình thực hiện nghiên cứu. Hình 2 và Hình 3 thể hiện chi tiết hóa quá trình xác định nguyên nhân phát sinh CPXD và giải pháp hạn chế các nguyên nhân này. Hình 1: Chu trình xác định nguyên nhân phát sinh CPXD và giải pháp khắc phục Hình 2: Chi tiết hóa Bước 2 Hình 3: Chi tiết hóa Bước 3 3. Nghiên cứu trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng -2- Tạp chí Giao thông Vận tải – Bộ Giao thông Vận tải. số tháng 5/2011 3.1. Xác định nguyên nhân phát sinh CPXD Tác giả thu thập số liệu một số công trình đường bộ (CTĐB) đã thực hiện trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng có CPXD phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện để tiến hành phân tích. Kết quả phân tích xác định được các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phát sinh CPXD gồm có: Công tác khảo sát (NN1); Công tác thiết kế (NN2); Biến động giá và thay đổi cơ chế chính sách (NN3); Bổ sung thiết kế theo yêu cầu của địa phương tại vị trí xây dựng công trình (NN4), và Công tác giải phóng mặt bằng (NN5). Đồng thời, tác giả cũng xem xét các nguyên nhân trên đối với các dự án đảm bảo chi phí không phát sinh hoặc phát sinh không đáng kể để có cơ sở khách quan cho việc nghiên cứu. 3.2 Phân tích và đánh giá kết quả KSĐT nguyên nhân Tác giả tiến hành KSĐT những đối tượng công tác trong ngành đường bộ trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng có trình độ tốt nghiệp từ Cao đẳng và Đại học trở lên. Các đối tượng này được phân thành các nhóm khảo sát theo lĩnh vực công tác sau: quản lý dự án (QLDA), nhà thầu tư vấn khảo sát - thiết kế (NTTV), và nhà thầu xây lắp (NTXL). Công tác KSĐT thực hiện cho 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 40 mẫu, tổng cộng là 120 mẫu. Thang đánh giá mức độ đồng ý sử dụng trong KSĐT có 5 cấp: mức không xảy ra có giá trị từ 0 đến cận 0,8; mức thấp từ 0,8 đến cận 1,6; mức trung bình từ 1,6 đến cận 2,4; mức cao từ 2,4 đến 3,2; và mức rất cao từ 3,2 đến cận 4. Số liệu được xử lý bằng toán thống kê để đánh giá chung về mức độ xảy ra của các nguyên nhân được thể hiện trên biểu đồ Hình 4. Qua đó cho thấy được mức độ xuất hiện của các nguyên nhân theo thứ tự sau, NN3, NN5, NN1, NN2, và cuối cùng là NN4. 4.00 ...

Tài liệu có liên quan: