Danh mục tài liệu

Giải quyết mâu thuẫn giữa các con

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.64 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước khi những đứa trẻ ra đời, hầu hết các bậc cha mẹ tự mãn rằng, vợ chồng tôi vốn là những ông bố bà mẹ xuất sắc, biết “đối nhân xử thế”, sống hòa đồng vậy nên bọn trẻ của chúng tôi cũng sẽ như thế. Đồng ý rằng với tính cách khác nhau chúng sẽ có đôi chút bất đồng về quan điểm nhưng chúng sẽ không tranh cãi và gây hấn cùng nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải quyết mâu thuẫn giữa các con Giải quyết mâu thuẫn giữa các con Trước khi những đứa trẻ ra đời, hầu hết các bậc cha mẹ tự mãn rằng, vợ chồng tôi vốn là những ông bố bà mẹ xuất sắc, biết “đối nhân xử thế”, sống hòa đồng vậy nên bọn trẻ của chúng tôi cũng sẽ như thế. Đồng ýrằng với tính cách khác nhau chúng sẽ có đôi chút bấtđồng về quan điểm nhưng chúng sẽ không tranh cãi vàgây hấn cùng nhau.Thế nhưng bạn nên biết rằng bọn trẻ thường rất dễ xung độtvới nhau những chuyện nhỏ nhặt trong sinh hoạt đờithường. Thời điểm đó, cha mẹ luôn cố nghĩ cách để giảiquyết xung đột ấy, muốn chúng dừng lại ngay. Việc này lặpđi lặp lại thường xuyên khiến bạn ngán ngẫm, hơn nữa nókhông đơn giản chút nào khi bạn đang đứng ở cương vị làmcha, mẹ, bạn phải thật công bằng với chúng.Công bằng và không thỏa hiệpNghe thì có vẻ hiển nhiên khi phán xét rằng: Con đúng! vàchỉ vào đứa khác bảo rằng: còn con sai, nhưng thật sự đókhông phải là giải pháp tốt. Trong một gia đình, kỷ luậtluôn là vấn đề được áp dụng riêng lẻ cho từng cá nhân màkhông thể áp dụng chung cho toàn bộ con cái. Bởi đứa lớnkhác đứa nhỏ, nhận thức khác nhau khiến chúng cảm thấykhông công bằng, thậm chí thường ganh đua nhau. Điềucần giáo dục là giải thích về mối quan hệ ruột thịt cũng nhưcách xử sự chứ không nên “đổ thêm dầu vào lửa” hoặc tạothêm sự chống đối không cần thiết.Các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ nhận thấy rằng những đứatrẻ thường trông đợi vào cảm giác được cha mẹ ủng hộhoặc luôn ở bên cạnh. Tuy nhiên, việc cần làm là chỉ nênvạch ra quyền lợi lẫn sai phạm để chúng biết cần tự sửa sainhư thế nào. Phần còn lại hãy để chúng tự giải quyết vớinhau, cha mẹ không can thiệp vào tình huống ấy (Áp dụngcho độ tuổi mẫu giáo trở lên).Bạn đã hiểu rằng với tư cách làm cha mẹ thì bạn đủ quyềnyêu cầu chúng đưa ra những mong muốn của mình. Hãybiết lắng nghe để xử lý chứ không thỏa hiệp. Không đứngvề phía ai cả và việc thiết lập những kỷ luật trong cách đốixử giữa các anh chị em là điều nên làm.ages. Cẩn trọng trong chiến thuật dạy con Để giải quyết bất hòa giữa các con, cha mẹ cần phải khéo léo, dù biết rằng đấy chỉ là “chuyện trẻ con”. Tuy nhiên dù là chuyện vụ vặt thì nó cũng đòi hỏi sự công bằng trong tất cả các mối quan hệ, cha mẹ với con cái, giữa các anh, chị, em với nhau. Điều này bạn không hề được giáo dục trong nhà trường mà phải tự mình giải quyết qua cách hàn gắn tình cảm gia đình như: rủ các con tham gia vài trò chơi nhỏ, ăn tối cùng nhau, chia sẻ đồ chơi hoặc gợi ý cho anh,chị (em) chơi chung cùng nhau… Tùy theo tầm nhận thức của từng độ tuổi mà giáo dục con trẻ để tạo sự gần gũi và yêu thương lẫn nhau, giúp trẻ bớt đi lòng đố kỵ Hãy cho trẻ hiểu rằng, cha mẹ yêu các con và các con cũng thế, yêu thương và chia sẻ lẫn nhau, không nên buộc tộikiểu: “Con lớn sao không nhường em?”, “Con sai rồi”…với trẻ lớn hoặc với trẻ nhỏ thì dọa nạt hoặc quá nuôngchiều.Bạn đừng cố áp đặt nguyên tắc của mình vào bản chất tựnhiên của một con người đặc biệt hơn đó lại là những đứatrẻ. Điều đó khiến chúng khó chịu, hãy thiết lập nguyên tắcchơi, sinh hoạt theo cách mà bạn cảm thấy đáp ứng đượcquyền lợi của các con. Từ đó chúng sẽ biết cách hành xửhợp lý. Ví dụ bạn sắm sửa vật dụng cho mỗi phòng của cácbé thì cần công bằng, nếu chúng muốn sử dụng, chúng cầnphải hỏi mượn lẫn nhau và trả lại đàng hoàng. Giải thíchcho chúng hiểu về mối quan hệ thân thuộc, khác hẳn vớibạn bè ở trường học hay hàng xóm để củng cố tình yêuthương cho trẻ thay vì dành thời gian để xử lý và ngăn chặnxung đột của chúng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: