Danh mục tài liệu

Giám sát thi công và nghiệm thu công tác trát, bả và láng

Số trang: 10      Loại file: docx      Dung lượng: 22.86 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lớp vữa trát, láng thi công trong một lần không nên dày quá 12 mm. Nếu cần trát hay láng lớp vữa trên 12 mm cần chia việc thi công thành hai hay nhiều lớp mà mỗi lớp khoảng 8 ~ 12 mm. Từng lớp này đã se mặt, lấy mũi bay vạch thành các ô trám tạo bám dính cho lớp sau rồi mới trát tiếp cho đủ chiều dày qui định. Lý do là để lớp nằm dưới đã bay bớt nước, tránh cho lớp vữa bị co, gây hiện tượng nứt nẻ bề mặt lớp trát, láng và hiện tượng lớp vữa trát, láng bị bong khi khô dần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giám sát thi công và nghiệm thu công tác trát, bả và láng GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC  TRÁT, BẢ VÀ LÁNG 1.Khái niệm: 1.1 Thuật ngữ: Lớp trát, lớp bả, lớp láng bao phủ bên ngoài kết cấu, bảo vệ cho kết cấu nhằm chống   các tác động của sự va đập cơ học, sự ăn mòn hoá học và sinh học, làm chậm tác hại   của nhiệt độ cao do ngọn lửa cháy đồng thời tạo ra vẻ đẹp cho công trình. Lớp trát là lớp phủ  kết cấu nằm trên độ  cao nền nhà hoặc nền buồng như  lớp trát  tường, trát cột, trát dầm, trát trần nhà. Trát có bề mặt phẳng, nhưng cũng có bề mặt trên đó gắn những gờ chỉ theo mỹ quan  tạo ra phân vị  khi nhìn. Có nhiều mặt trát trên đó gắn những đường gờ, đường viền  hoặc hoa văn hoặc hình phù điêu, nhất là các lớp trát trần của các gian buồng. Lớp bả là lớp phủ bên ngoài lớp trát hoặc ngay chính kết cấu cần bảo vệ và có độ dày   nhỏ hơn chiều dày lớp trát khá nhiều. Lớp láng là lớp phủ nằm trên mặt phẳng nằm ngang, đó chính là lớp mặt trên của kết   cấu nền nhà, nền lối đi lại. Lớp láng thường nằm ở chân của tư thế đứng của người  ta. Trát, bả, láng là các công tác được thi công theo quá trình ướt. Sau khi thi công cần có   thời gian để vật liệu đóng rắn, đạt độ cứng và sự ổn định theo yêu cầu. Tuỳ  thuộc vào vật liệu tạo nên lớp trát, bả, láng và biện pháp thi công mà những lớp  này có tên gọi: Lớp trát vữa vôi, trát vữa xi măng cát, trát thạch cao. Lớp trát granito còn gọi là trát đá mài, trát đá rửa hay còn gọi là trát lộ đá, trát granitine   còn gọi là trát đá mài hạt nhỏ mịn, trát đá băm. Bả lớp vữa hạt mịn. Láng nền nhà, láng lối đi, láng lòng rãnh... Tuỳ  thuộc vào vị trí và hình dạng của lớp trát mà lớp trát có tên: trát tường, trát trần,   trát phào, trát gờ chỉ. 1.2 Vật liệu làm lớp trát: Vật liệu chứa trong vữa dùng để trát có: Vữa vôi, cát: trong thành phần vữa chỉ có cát và vôi Vữa tam hợp: có cát, vôi, xi măng Vữa xi măng cát: có cát và xi măng Vữa thạch cao có thạch cao, bột đá hoặc chỉ đơn thuần thạch cao. Vữa để bả: xi măng trắng, bột đá hạt mịn và chất tạo màu Vữa granito, vữa trát đá rửa, vữa trát đá băm, vữa trát granitine: xi măng trắng, bột đá,  đá hạt và chất tạo màu. Vữa trát chống phóng xạ: xi măng, bột ôxyt bôric và cát thạch anh. Vữa trát chịu lửa: xi măng, bột chịu lửa như bột samốt, bột ôxyt manhê... Vữa trát chịu axit: thuỷ tinh lỏng, chất đóng rắn cho thuỷ tinh lỏng, cát thạch anh. Vữa thường được chế  tạo tại chỗ. Trên thị  trường hiện nay đã có các loại vữa trộn   sẵn, khi dùng chỉ thêm lượng nước theo hướng dẫn. Vật liệu để  bả  có tên gọi là mát tít nhưng nhiều người vẫn gọi chung là vữa để  trát   bả. 2. Các yêu cầu kỹ thuật của lớp trát, bả, láng: Lớp che phủ trát, bả, láng phải gắn chặt với lớp nằm dưới được gọi là lớp nền. Từ  yêu cầu này, lớp nền phải sạch sẽ để  có thể  bám dính với vật liệu dán lớp trát, bả,  láng. Mặt hoàn thiện của các lớp che phủ kết cấu  phải phẳng. Nếu có độ dốc thì mặt hoàn  thiện phải đổ dốc đúng theo yêu cầu. Từ yêu cầu này mà lớp nền phải được chuẩn bị  trước khi tiến hành công việc chính là trát, bả hay láng. Cần tạo cho lớp nền đủ phẳng  hoặc đạt độ dốc theo yêu cầu bằng cách phụ thêm vữa xi măng cát có thành phần 1:3  vào những chỗ bị thấp, lõm hơn mặt nền chung. Khi những chỗ vữa phụ thêm này đủ  cứng mới thi công lớp hoàn thiện bên ngoài. Nếu lớp nền bị cao quá để lớp vữa hoặc   keo gắn kết lớp hoàn thiện bị quá mỏng, phải tẩy bỏ chiều dày của lớp nền đảm bảo   cho lớp vữa hoặc keo dán, dính kết đủ chiều dày quy định. Mặt hoàn thiện của lớp che phủ phải đạt các yêu cầu mỹ quan như mạch nối, gờ chỉ  phải thẳng, đều đặn, vuông vức hoặc được vê tròn theo yêu cầu thiết kế, có độ  rộng   khe mạch hoặc đường gờ  như  thiết kế  quy định, màu sắc hài hoà đúng như  bản vẽ  hoàn thiện đã ghi. 3. Kiểm tra khâu chuẩn bị thi công: 3.1 Chuẩn bị lớp nền: Kiểm tra độ sạch sẽ của lớp nền. Phải lấy bỏ hết vật liệu hữu cơ như vải, gỗ,   phoi bào, vết dầu, mỡ. Mặt nền đủ nhám để đạt độ gắn kết tốt với các lớp trên. Kiểm tra vật chôn ngầm như  đường điện,  ống nối, hộp nối,  ổ  vít,  ống dẫn  nước đặt chìm, …đặt dưới lớp hoàn thiện về vị trí, số lượng và chất lượng mà   vật chôn ngầm sẽ bị lớp hoàn thiện trát, bả, láng che khuất khi thi công xong. Kiểm tra các công việc đã làm trước có liên quan đến chất lượng lớp trát, bả,   láng làm về sau thí dụ như việc chèn khuôn cửa, việc gắn bật, gắn bản lề chờ,   lớp chống thấm, khe chèn chỗ  nối của các đường  ống sẽ  nằm trong lớp che  phủ này. Kiểm tra độ cứng của lớp nền. Kiểm tra cao trình, sự vạch mốc tim, trục cho lớp hoàn thiện. Khi sử  dụng lớp gắn kết nền có xi măng, nên tưới  ẩm mặt nền trước khi thi   công để lớp nền không hút nhanh nước của lớp vữa có xi măng. Ký biên bản cho phép tiến hành công tác hoàn thiện cho khu vực yêu cầu thi  công. 3.2 Kiểm tra vật liệu sắp thi công: Kiểm tra chất lượng các vật liệu thành phần như  cát, vôi, đá hạt, bột đá và   nước. Với các vật liệu hạt cần chú ý đến thành phần hạt, các tiêu chí thạch  học. Nếu thi công ở vùng ven biển, cần chú ý đến độ nhiễm muối của cát. Với  các loại chất dính kết, cần chú ý đến điều kiện bảo trì. Hạt cát trát không nên  quá to, cũng không nên quá mịn. Kích thước hạt cát trát nên từ  0,3 ~ 1,2 mm.  Cần có kết quả thí nghiệm chất lượng xi măng. Kiểm tra mặt bằng nơi chế trộn vữa. Yêu cầu không được trộn vữa ngay trên  mặt bằng sắp láng mà phải trộn tại vị trí bằng phẳng khác rồi chuyển vữa đền   nơi thi công. Nền để  trộn vữa phải phẳng, không hút nước khi nhào trộn vữa. Nên được lát  dưới là tấm tôn phẳng. Vữa phải được trộn thật đều.Trộn các vật liệu khô trước, khi thật đều mới cho   nước để trộn. Tại nhiều thành phố lớn hiện nay đang bán loại vữa đã trộn khô  và đóng bao. Các bao vữa trộn khô phải chứa trong vỏ bao chống ẩm  ...