Danh mục tài liệu

Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán: Khó khăn và giải pháp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 272.43 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán: Khó khăn và giải pháp chỉ ra một số khó khăn trong việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sinh viên nâng cao và học tốt học phần này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán: Khó khăn và giải pháp GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN: KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP Đoàn Thị Trà My1 Tóm tắt: Tiếng Anh chuyên ngành hiện nay đang được giảng dạy ở các trường Đại học trên cả nước và đóng vai trò quan trọng trong hành trang của sinh viên sau khi ra trường. Thực tế đã cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh tốt sẽ tìm được những công việc tốt hơn vì các em có khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn tài liệu nước ngoài và trên các trang web. Tuy nhiên, sinh viên dù đã được trang bị kiến thức chuyên ngành trước khi học Tiếng Anh chuyên ngành, nhưng các em vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu môn học. Bài viết này chỉ ra một số khó khăn trong việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sinh viên nâng cao và học tốt học phần này. Từ khóa: Tiếng Anh chuyên ngành, Giảng dạy, Khó khăn, Giải pháp, Nâng cao. 1. Mở đầu Tiếng Anh ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong thời kì hội nhập, là một trong những yếu tố cần thiết cũng như một yêu cầu không thể thiếu của các nhà tuyển dụng đối với các ứng viên. Mặt khác, muốn thực sự trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình theo đuổi, sinh viên cần phải trang bị cho mình nhiều  kiến thức chuyên ngành bổ ích, đặc biệt là thông qua các văn bản, tài liệu tham khảo của nước ngoài. Bởi vì những kiến thức chuyên ngành luôn đóng vai trò quan trọng giúp sinh viên có đủ tri thức chuyên môn cũng như kĩ năng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường. Vì vậy, Tiếng Anh chuyên ngành luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học vì sự quan trọng và thiết yếu của nó. Có một thực tế cho thấy rằng sinh viên dù đã được trang bị kiến thức chuyên môn (chuyên ngành kế toán), có nhiều nỗ lực trong học tập, tìm hiểu tài liệu hay giáo viên có cố gắng nhiều đến thế nào thì kết quả cho thấy rằng, sinh viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu môn học. Có nhiều nguyên nhân, có thể là tài liệu, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, ý thức của sinh viên. Bằng cách kết hợp phương pháp quan sát quá trình học tập của người học và phỏng vấn một số giảng viên đã từng giảng dạy học phần này, tác giả chỉ ra một số khó khăn trong việc giảng dạy và học tập học phần Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán, từ góc độ người học và người dạy, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một vài giải pháp giúp sinh viên nâng cao và học tốt học phần này. 2. Nội dung 2.1 Khái niệm Tiếng Anh chuyên ngành (ESP) Thuật ngữ ‘Tiếng Anh chuyên ngành’ (TACN) được các nhà nghiên cứu định 1 ThS., Trường Đại học Quảng Nam 29 GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN... nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Hutchinson và Walters (1987) thì đó là cách tiếp cận ngôn ngữ trong đó tùy theo nhu cầu cụ thể của người học mà nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy được quyết định. Ông cho rằng, giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành là một lĩnh vực của giảng dạy Tiếng Anh. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành chẳng qua là phương pháp giảng dạy tiếng Anh được áp dụng cho lớp học tiếng Anh chuyên ngành mà thôi. Cốt lõi của vấn đề giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành là dạy và học tiếng Anh. Strevens (1988) cũng đồng quan điểm khi cho rằng tiếng Anh chuyên ngành là một khái niệm chỉ việc dạy hay học tiếng Anh nhằm phục vụ cho một chuyên ngành nhất định nào đó và được biết đến là phương pháp giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ. Còn Kenedy và Bolitho điều quan trọng là không được coi tiếng Anh chuyên ngành là một lĩnh vực phát triển tách biệt với giảng dạy Tiếng Anh. Nó là một phần của sự chuyển đổi trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp trong dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. (3) Theo Frendo and Mahoney (2007) (4), tiếng Anh chuyên ngành kế toán là môn học được giảng dạy cho những người làm trong lĩnh vực kế toán và tài chính, và sử dụng tiếng Anh để làm việc hay giao tiếp trong các tình huống khác nhau với đối tác kinh doanh. Người học được cung cấp các khái niệm chuyên ngành kế toán cũng như các cách đạt được mục tiêu của mình trong các cuộc họp, thuyết trình, điện thoại hoặc các đoạn hội thoại ngắn. Từ các ý kiến trên có thể kết luận rằng mục đích của việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán là để phát triển kỹ năng chuyên sâu cho người học trong những lĩnh vực cụ thể liên quan đến ngành nghề hay lĩnh vực nghiên cứu của họ. 2.2. Thực trạng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Quảng Nam. Cho đến nay, tiếng Anh chuyên ngành kế toán đã được triển khai và giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Quảng Nam, tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại những vấn đề hạn chế nhất định đến từ cả hai phía, người dạy lẫn người học dẫn đến kết quả đào tạo tiếng Anh chuyên ngành kế toán vẫn chưa đạt được kì vọng. Giáo trình chuyên ngành tiếng Anh kế toán có nhiều khái niệm, thuật ngữ đặc thù, mà muốn giảng dạy được, giáo viên tiếng Anh cũng phải có kiến thức nhất định về những khái niệm, thuật ngữ đó. Tuy nhiên, giảng viên (GV) tiếng Anh thuộc khoa Ngoại ngữ, chuyên môn chính là giảng dạy các học phần liên quan đến chuyên ngành Ngôn ngữ Anh (theo thống kê ở trang web của nhà trường)[5], còn đối với giảng viên chuyên ngành kế toán tại trường hiện nay phần lớn, người dạy chưa được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên ngành kế toán mà chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu dẫn đến rất nhiều những khái niệm, định nghĩa chuyên ngành khó được phân tích, giải thích đầy đủ, thấu đáo. Mặt kha ...

Tài liệu có liên quan: