Danh mục

Giáo án Lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

Số trang: 11      Loại file: doc      Dung lượng: 73.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)Bài 10Liên Xô xã hội chủ nghĩa xã hội(1921 - 1941)I. Mục tiêu bài học1. Về kiến thứcGiúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản sau:Với chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô Viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn trong quá trình khôi phục đất nước sau chiến tranh.Những nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong vòng 2 thập niên (1921 - 1941).2. Về tư tưởngBồi dưỡng giáo dục tình cảm cách mạng cho học sinh, giúp các em nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và những thành tựu vĩ đại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.3. Về kỹ năngRèn kỹ năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử.Tăng cường khả năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn đặc trưng lịch sử của từng sự kiện.II. thiết bị, tài liệu dạy - họcLược đồ Liên Xô năm 1940.Một số tranh ảnh về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.Tư liệu, mẫu chuyện lịch sử về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thời kỳ (1921-1941).III. Gợi ý tiến trình tổ chức dạy học1. Kiểm tra bài cũCâu 1: Nội dung chính sách “cộng sản thời chiến” và ý nghĩa lịch sử của nó.Câu 2: ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.2. Dẫn dắt vào bài mớiSau khi thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Xô Viết bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đầy mới mẻ diễn ra ở Liên Xô như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bài 10.3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớpHoạt động thầy và tròKiến thức cơ bản học sinh cần nắm được* Hoạt động 1: Cá nhân- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa tình hình nước Nga sau chiến tranh (năm 1921), tự ghi vào vở.- Học sinh theo dõi sách giáo khoa, tự tóm tắt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga.- Giáo viên mở rộng:+ Sau 7 năm chiến tranh (1920) sản xuất công nghiệp giảm 7 lần so với 1913 (còn 1/7 so với trước chiến tranh).+ Sản xuất nông nghiệp giảm một nửa so với trước chiến tranh (còn 1/2).+ Lợi dụng tình hình kinh tế sa sút, một bộ phận nhân dân có thái độ bất bình với những chính sách của Nhà nước. Bọn phản động nổi dậy chống phá chính quyền. Chúng nổi loạn ở nhiều địa phương, có nơi chúng đã chiếm được chính quyền cấp huyện.+ Chính sách cộng sản thời chiến, một chính sách hoàn toàn cần thiết và phù hợp với thời nội chiến thì trong thời bình lại trở nên không phù hợp, đối lập với lợi ích của những người nông dân, gây trở ngại đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nông dân muốn tự do sử dụng sản phẩm của mình, tự do trao đổi ở thị trường và tự do mua hàng công nghiệp.- Nước Nga Xô Viết sau nội chiến khủng hoảng trầm trọng. Trước tình hình đó 3 - 1921 Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện chính sách mới do Lênin đề xướng.* Hoạt động 2: Cả lớp- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới, để thấy được sự khác nhau cơ bản giữa chính sách kinh tế mới với chính sách cộng sản thời chiến, qua đó cho thấy: tác dụng ý nghĩa của chính sách cộng sản thời chiến.- Học sinh theo dõi sách giáo theo sự hướng dẫn của giáo viên, suy nghĩ trả lời.- Giáo viên kết luận về nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới:+ Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.+ Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hoá những xí nghiệp vừa và nhỏ hơn.Kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga, nhà nước ngắm các ngành kinh tế, chủ chốt công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.+ Trong thương nghiệp và tiền tệ, cho phép tư nhân tự do buôn bán, trao đổi, mở các chợ, khôi phục đẩy mạnh, mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. 1924 nhà nước phát hành đồng lúa.Þ Như vậy cho thấy sự khác nhau cơ bản giữa chính sách cộng sản thời chiến và chính sách kinh tế mới là:Chính sách cộng sản thời chiến do nhà nước nắm độc quyền quản lý nền kinh tế quốc dân.- Còn chính sách kinh tế mới thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền, sang nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa, mà chính sách cộng sản thời chiến trước đây đã xóa bỏ.* Hoạt động 3: Cả lớp- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bảng thống kê một số nghành kinh tế của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: