
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Luyện tập thao tác lập luận phân tích để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Luyện tập thao tác lập luận phân tích được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Luyện tập thao tác lập luận phân tíchLUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCHA. Mục tiêu bài học:Giúp học sinh:- Củng cố kiến thức về lập luận phân tích- Rèn luyện kĩ năng phân tích vấn đề văn học hoặc xã hội.B. Phương pháp: thực hành, thảo luận, đàm thoại.C. Các bước tiến hành: thảo luận, nhận xét, đánh giá.1. Ổn định lớp2. KTBC: Khái niệm, mục đích yêu cầu của LLPT? Cách PT?3. Bài luyện tậpHoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạtHoạt động 1: Gv kiểm tra bài tập 2(SGK) đã giao về nhà ở cuối tiết trước Hs trình bày bài pt của mìnhGv so sánh, tổng hợp và cho điểm.Hoạt động 2:GV tổ chức thảo luận nhóm* Thời gian thảo luận: 10 phútCác nhóm cử đại diện trình bày, so sánh kết quả. Gv nhận xét , đánh giá.Nhóm 1- Khái niệm, biểu hiện, tác hại của tự ti?Nhóm 2- Biểu hiện, khái niệm, tác hại của tự phụ?Rút ra kết luận về thái độ hợp lí?Nhóm 3+4 thực hiện:Tìm những ý cơ bản?I. Chữa bài tập 2(SGK-tr.28) -NT sd từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc: văng vẳng, trơ, xiên ngang, đâm toạc, tí con con… - NT sd từ trái nghĩa: say- tỉnh, khuyết –trònĐi - lại -NT sd phép lặp từ ngữ, phép tăng tiến (câu cuối) -NT đảo trật tự cú pháp…II. Luyện tập. -Thảo luận theo gợi ý SGK1 Bài tập 1 a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:* Giải thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với khiêm tốn.Tự ti:- Là tự đánh giá thấp mình, thiếu tự tin… Tự ti khác với khiêm tốn.* Những biểu hiện của thái độ tự ti.+ Không tin tưởng vào năng lực, sự hiểu biết, trình độ của mình.+ Nhút nhát, sợ chỗ đông người, không dám giao tiếp với ai…+ Không dám mạnh dạn nhận những nhiệm vụ được giao…-Tác hại của thái độ tư ti: có nhiều tác hại…b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ* Tự phụ:Quá đề cao bản thân mình, tự cao, tự đại, tự cho mình là người tài giỏi, hơn người, coi thường người khác…- Tự phụ khác với tự hào.* Biểu hiện của tự phụ;+ Đề cao bản thân quá mức,+ Luôn luôn cho mình là đúng.+ Khi lập được chiến công thì coi thường người khác…* Tác hại: nhiều tác hại….c. Xác định thái độ hợp lí:- Đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu.2. Bài tập 2Đoạn văn nên có một số ý sau: -NT sd từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc: “ lôi thôi, ậm oẹ” - Đảo trật tự cú pháp nhấn mạnh dáng điệu, hành động của sĩ tử và quan trường.(Sự đối lập giữa hình ảnh sĩ tử và quan trường)- Sự đả kích, châm biếm hài hước…… -Cảm nhận về cảnh thi cử xưa: Nhếch nhác, nhốn nháo, thiếu trang nghiêm-nho nhã…III. Củng cố:- Làm các bài tập trong sách bài tập.- Tìm các vd tự phân tích.Trên đây là giáo án bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích thuộc chương trình Ngữ văn lớp 11, để thuận tiện hơn cho quá trìnhtham khảo tài liệu và soạn giáo án bài này, quý thầy cô vui lòng đăng nhập và tải tài liệu trên về máy. Ngoài ra, quý thầy cô cũng có thể tham khảo thêm:Bài giảng: Luyện tập thao tác lập luận phân tíchBài soạn: Luyện tập thao tác lập luận phân tíchHơn nữa, để chuẩn bị cho giáo án bài học tiếp theo, quý thầy cô có thể tham khảo bài giảng Lẽ ghét thương. Chúc quý thầy cô có thêm nhiều giáo án hay và thú vị.