Giáo dục hòa nhập Việt Nam – Đánh giá từ việc thực thi chính sách
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 106.70 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cũng đã được hình thành dựa trên các nguyên tắc chung của quốc tế có điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Bài báo phân tích tác động cũng như những khoảng cách giữa chính sách giáo dục hoà nhập với thực tiễn từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cấp, ngành có liên quan nhằm tạo ra một môi trường chính sách thúc đẩy giáo dục hoà nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục hòa nhập Việt Nam – Đánh giá từ việc thực thi chính sáchJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0205Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 139-147This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC HÒA NHẬP VIỆT NAM – ĐÁNH GIÁ TỪ VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH Nguyễn Thị Hoàng Yến1 , Đào Thị Bích Thủy2 1 Học viện Quản lý Giáo dục 2 Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tiếp cận giáo dục hoà nhập đã được đưa thành các nguyên tắc trong Tuyên bố Salamanca về Nhu cầu đặc biệt Giáo dục và rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác. Ở Việt Nam, giáo dục cho mọi người còn là khái niệm mới nhưng nó cũng đã được chấp nhận như một sự phát triển tất yếu. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cũng đã được hình thành dựa trên các nguyên tắc chung của quốc tế có điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Bài báo phân tích tác động cũng như những khoảng cách giữa chính sách giáo dục hoà nhập với thực tiễn từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cấp, ngành có liên quan nhằm tạo ra một môi trường chính sách thúc đẩy giáo dục hoà nhập. Từ khóa: Giáo dục hoà nhập, chính sách giáo dục hoà nhập, đánh giá thực thi chính sách.1. Mở đầu Trên thế giới có một sự dịch chuyển trong thực tiễn giáo dục hoà nhập (GDHN) và sựđồng thuận rộng rãi về các nguyên tắc giáo dục hoà nhập được nêu ra trong Tuyên bố Salamanca(UNESCO, 1994). Kể từ thời điểm đó, những nguyên tắc này đã được củng cố bởi nhiều công ước,tuyên bố và đề xuất ở cấp châu Âu và toàn cầu, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Quyền củaNgười khuyết tật (2006). Công ước này đã làm rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo một hệ thốnggiáo dục hoà nhập. Tuyên bố thế giới về Giáo dục cho mọi người (Education for All-EFA) đượcthông qua ở Jomtien, Thái Lan năm 1990 đã đưa ra một cái nhìn tổng thể: phổ cập tiếp cận giáodục cho tất cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, thúc đẩy bình đẳng. GDHN là một quá trìnhtăng cường năng lực cho hệ thống giáo dục để tiếp cận với mọi người học và vì thế, GDHN đượccoi là một chiến lược quan trọng để đạt được Giáo dục cho mọi người (EFA) [14]. Định hướng chính sách của UNESCO về giáo dục hoà nhập (2009) đã đưa ra các luận cứđể nỗ lực hướng tới việc thực thi giáo dục hoà nhập và giáo dục cho mọi người: 1) Luận cứ về giáodục: Trường hòa nhập phải phát triển những cách giảng dạy để đáp ứng với những khác biệt và lợicho tất cả trẻ em; 2) Luận cứ về xã hội: Trường hòa nhập có thể thay đổi thái độ đối với sự đa dạngvà hình thành hình mẫu cho một xã hội không phân biệt đối xử; 3) Luận cứ về kinh tế: Trường họccho mọi người tiết kiệm chi phí hơn so với việc thành lập và duy trì những trường “đặc biệt” chocác nhóm trẻ khác nhau [12]. Trong nhiều thập kỉ qua, hàng loạt các văn bản pháp lí quốc tế như các công ước, các tuyênbố và các khuyến nghị đã ra đời, thiết lập các tiêu chuẩn làm nền tảng cơ sở cho việc phát triểnNgày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 10/10/2016.Liên hệ: Nguyễn Thị Hoàng Yến, e-mail: nhyen60@gmail.com 139 Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đào Thị Bích Thủycác chính sách và phương pháp tiếp cận cho giáo dục hoà nhập. Chúng đề ra các yếu tố trung tâmcần phải giải quyết để đảm bảo Quyền đối với Tiếp cận giáo dục, Quyền đối với Chất lượng giáodục và quyền được Tôn trọng trong môi trường giáo dục. Giáo dục hoà nhập được dựa trên nhữngkhung pháp lí thông qua các văn bản pháp lí quốc tế như các công ước, các khuyến nghị và tuyênbố quốc tế (UNESCO, 2009). Giáo dục hoà nhập đã được đề cập trong chính sách giáo dục của mọi quốc gia trên toànthế giới. Nhưng như thế không có nghĩa là sẽ cho sự đồng nhất toàn cầu trong phong trào tiến tớigiáo dục hoà nhập. Có thể thấy được điều này qua một minh chứng về sự đa dạng trong lộ trìnhhoà nhập đó chính là việc có rất nhiều các định nghĩa về giáo dục hoà nhập [2], [10], [1]. Dyson(1999) cũng đã chỉ ra cho chúng ta thấy trong phong trào giáo dục hoà nhập trên toàn thế giới córất nhiều hình thức hay cách thể hiện khác nhau. Giáo dục hoà nhập đã được sử dụng để mô tả bấtcứ điều gì từ hội nhập vật lí của học sinh khuyết tật trong lớp học bình thường cho tới việc điềuchỉnh của lớp học, giáo trình và phương pháp dạy học [3]. Ngày nay, khái niệm giáo dục hoà nhậpđược sử dụng với ý nghĩa rộng hơn có liên quan đến nhiều nhóm trẻ em và thanh thiếu niên bị loạitrừ khỏi trường học và xã hội (UNESCO, 2009). Theo Kozleski, Artiles, Fletcher và Engelbrecht(2009) nguyên tắc cơ bản của giáo dục hoà nhập và trường phổ thông hòa nhập là việc nuôi dưỡng,giáo dục tất cả các học sinh mà không phân biệt về khả năng, văn hoá, giới tính, ngôn ngữ, giaicấp và dân tộc [8], [9].2. Nội dung nghiên cứu2.1. Chính sách Giáo dục hoà nhập ở Việt Nam Kể từ đầu những năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành xây dựng các chính sáchnhằm đảm bảo trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục. Vấn đề này đã được đề cập đến trong kếhoạch quốc gia “Giáo dục hoà nhập đến 2015” với mục tiêu cung cấp giáo dục hoà nhập cho tất cảtrẻ khuyết tật vào năm 2015. Để biểu đạt về cam kết quốc tế và khu vực cũng như thực hiện mụctiêu giáo dục hoà nhập, Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lí vững chắc ở nhiều cấp. Ở phạm vi quốc tế, Việt Nam đã kí tham gia Công ước Liên hiệp quốc về Quyền của Ngườikhuyết tật (UNCRPD) ngày 22/10/2007 và thông qua Công ước này vào tháng 11 năm 2014; thamgia kí Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 26-1-1990 và phê chuẩn ngày20-2-1990 theo Quyết nghị số 241/NQ-HĐNN7 của Hội đồng Nhà nướ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục hòa nhập Việt Nam – Đánh giá từ việc thực thi chính sáchJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0205Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 139-147This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC HÒA NHẬP VIỆT NAM – ĐÁNH GIÁ TỪ VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH Nguyễn Thị Hoàng Yến1 , Đào Thị Bích Thủy2 1 Học viện Quản lý Giáo dục 2 Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tiếp cận giáo dục hoà nhập đã được đưa thành các nguyên tắc trong Tuyên bố Salamanca về Nhu cầu đặc biệt Giáo dục và rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác. Ở Việt Nam, giáo dục cho mọi người còn là khái niệm mới nhưng nó cũng đã được chấp nhận như một sự phát triển tất yếu. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cũng đã được hình thành dựa trên các nguyên tắc chung của quốc tế có điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Bài báo phân tích tác động cũng như những khoảng cách giữa chính sách giáo dục hoà nhập với thực tiễn từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cấp, ngành có liên quan nhằm tạo ra một môi trường chính sách thúc đẩy giáo dục hoà nhập. Từ khóa: Giáo dục hoà nhập, chính sách giáo dục hoà nhập, đánh giá thực thi chính sách.1. Mở đầu Trên thế giới có một sự dịch chuyển trong thực tiễn giáo dục hoà nhập (GDHN) và sựđồng thuận rộng rãi về các nguyên tắc giáo dục hoà nhập được nêu ra trong Tuyên bố Salamanca(UNESCO, 1994). Kể từ thời điểm đó, những nguyên tắc này đã được củng cố bởi nhiều công ước,tuyên bố và đề xuất ở cấp châu Âu và toàn cầu, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Quyền củaNgười khuyết tật (2006). Công ước này đã làm rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo một hệ thốnggiáo dục hoà nhập. Tuyên bố thế giới về Giáo dục cho mọi người (Education for All-EFA) đượcthông qua ở Jomtien, Thái Lan năm 1990 đã đưa ra một cái nhìn tổng thể: phổ cập tiếp cận giáodục cho tất cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, thúc đẩy bình đẳng. GDHN là một quá trìnhtăng cường năng lực cho hệ thống giáo dục để tiếp cận với mọi người học và vì thế, GDHN đượccoi là một chiến lược quan trọng để đạt được Giáo dục cho mọi người (EFA) [14]. Định hướng chính sách của UNESCO về giáo dục hoà nhập (2009) đã đưa ra các luận cứđể nỗ lực hướng tới việc thực thi giáo dục hoà nhập và giáo dục cho mọi người: 1) Luận cứ về giáodục: Trường hòa nhập phải phát triển những cách giảng dạy để đáp ứng với những khác biệt và lợicho tất cả trẻ em; 2) Luận cứ về xã hội: Trường hòa nhập có thể thay đổi thái độ đối với sự đa dạngvà hình thành hình mẫu cho một xã hội không phân biệt đối xử; 3) Luận cứ về kinh tế: Trường họccho mọi người tiết kiệm chi phí hơn so với việc thành lập và duy trì những trường “đặc biệt” chocác nhóm trẻ khác nhau [12]. Trong nhiều thập kỉ qua, hàng loạt các văn bản pháp lí quốc tế như các công ước, các tuyênbố và các khuyến nghị đã ra đời, thiết lập các tiêu chuẩn làm nền tảng cơ sở cho việc phát triểnNgày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 10/10/2016.Liên hệ: Nguyễn Thị Hoàng Yến, e-mail: nhyen60@gmail.com 139 Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đào Thị Bích Thủycác chính sách và phương pháp tiếp cận cho giáo dục hoà nhập. Chúng đề ra các yếu tố trung tâmcần phải giải quyết để đảm bảo Quyền đối với Tiếp cận giáo dục, Quyền đối với Chất lượng giáodục và quyền được Tôn trọng trong môi trường giáo dục. Giáo dục hoà nhập được dựa trên nhữngkhung pháp lí thông qua các văn bản pháp lí quốc tế như các công ước, các khuyến nghị và tuyênbố quốc tế (UNESCO, 2009). Giáo dục hoà nhập đã được đề cập trong chính sách giáo dục của mọi quốc gia trên toànthế giới. Nhưng như thế không có nghĩa là sẽ cho sự đồng nhất toàn cầu trong phong trào tiến tớigiáo dục hoà nhập. Có thể thấy được điều này qua một minh chứng về sự đa dạng trong lộ trìnhhoà nhập đó chính là việc có rất nhiều các định nghĩa về giáo dục hoà nhập [2], [10], [1]. Dyson(1999) cũng đã chỉ ra cho chúng ta thấy trong phong trào giáo dục hoà nhập trên toàn thế giới córất nhiều hình thức hay cách thể hiện khác nhau. Giáo dục hoà nhập đã được sử dụng để mô tả bấtcứ điều gì từ hội nhập vật lí của học sinh khuyết tật trong lớp học bình thường cho tới việc điềuchỉnh của lớp học, giáo trình và phương pháp dạy học [3]. Ngày nay, khái niệm giáo dục hoà nhậpđược sử dụng với ý nghĩa rộng hơn có liên quan đến nhiều nhóm trẻ em và thanh thiếu niên bị loạitrừ khỏi trường học và xã hội (UNESCO, 2009). Theo Kozleski, Artiles, Fletcher và Engelbrecht(2009) nguyên tắc cơ bản của giáo dục hoà nhập và trường phổ thông hòa nhập là việc nuôi dưỡng,giáo dục tất cả các học sinh mà không phân biệt về khả năng, văn hoá, giới tính, ngôn ngữ, giaicấp và dân tộc [8], [9].2. Nội dung nghiên cứu2.1. Chính sách Giáo dục hoà nhập ở Việt Nam Kể từ đầu những năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành xây dựng các chính sáchnhằm đảm bảo trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục. Vấn đề này đã được đề cập đến trong kếhoạch quốc gia “Giáo dục hoà nhập đến 2015” với mục tiêu cung cấp giáo dục hoà nhập cho tất cảtrẻ khuyết tật vào năm 2015. Để biểu đạt về cam kết quốc tế và khu vực cũng như thực hiện mụctiêu giáo dục hoà nhập, Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lí vững chắc ở nhiều cấp. Ở phạm vi quốc tế, Việt Nam đã kí tham gia Công ước Liên hiệp quốc về Quyền của Ngườikhuyết tật (UNCRPD) ngày 22/10/2007 và thông qua Công ước này vào tháng 11 năm 2014; thamgia kí Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 26-1-1990 và phê chuẩn ngày20-2-1990 theo Quyết nghị số 241/NQ-HĐNN7 của Hội đồng Nhà nướ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational sciences Giáo dục hoà nhập Chính sách giáo dục hoà nhập Đánh giá thực thi chính sách Chính sách giáo dục Hệ thống văn bản pháp luậtTài liệu có liên quan:
-
9 trang 152 0 0
-
4 trang 87 0 0
-
50 trang 82 0 0
-
14 trang 69 2 0
-
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 2 - Bùi Khánh Ly
10 trang 52 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 1 - Bùi Khánh Ly
6 trang 50 0 0 -
6 trang 50 0 0
-
3 trang 50 0 0
-
Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BGDĐT-BTC
8 trang 41 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau
12 trang 39 0 0