
Giáo lý công giáo với việc hình thành lối sống trong gia đình công giáo Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo lý công giáo với việc hình thành lối sống trong gia đình công giáo Việt NamNghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 201583LÊ ĐỨC HẠNH *GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VỚI VIỆC HÌNH THÀNH LỐI SỐNGTRONG GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO VIỆT NAMTóm tắt: Nội dung bài viết đề cập tới ảnh hưởng của giáo lý Cônggiáo đối với các mối quan hệ trong gia đình giáo dân Công giáoViệt Nam, biểu hiện qua mối quan hệ giữa vợ - chồng, cha mẹ - concái, thông qua những huấn thị của Giáo hội Công giáo về nghĩa vụvà trách nhiệm tương tác giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái.Giáo lý Công giáo cũng đóng góp đối với giáo dục về đạo hiếu màmỗi người dân Việt Nam nói chung, người Công giáo nói riêngđang thực hiện trong đời sống hằng ngày.Từ khóa: Công giáo, gia đình, mối quan hệ, giáo lý, giáo dục.1. Đặt vấn đềCông giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI và đã có một quá trìnhhội nhập, phát triển dưới nhiều góc độ văn hóa, xã hội... Giáo lý Công giáocó những ảnh hưởng đối với đời sống của người giáo dân trên các khíacạnh như: thờ cúng tổ tiên, hạnh phúc gia đình, hôn nhân, ly hôn, sinh sản,cách giáo dục dạy dỗ con cái, các quan hệ đồng đạo, quan hệ trong giađình, v.v.. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả không đề cập tới tất cảkhía cạnh nêu trên mà chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của giáo lýCông giáo tới việc hình thành lối sống trong gia đình giáo dân Công giáoqua những nghiên cứu thực tế tại giáo họ Nỗ Lực (tỉnh Phú Thọ) năm 2009- 2012, giáo xứ Tử Nê (Bắc Ninh) và giáo xứ Cái Mơn (Bến Tre) năm2014. Trong đó, tập trung làm rõ những ảnh hưởng của giáo lý Công giáotrong việc xây dựng mối quan hệ giữa vợ - chồng, cha - con.2. Giáo lý Công giáo góp phần giáo dục về đạo hiếu của người ViệtNamNgười Việt Nam dù theo hay không theo tôn giáo đều mang tâm thức“đạo hiếu” của truyền thống dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam, cũng*Tiến sĩ. Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam.84Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015như nhiều dân tộc Châu Á khác được giáo dưỡng trong cách sống hiếunghĩa với các bậc sinh thành khi còn sống và chu tất việc cúng giỗ khi tổtiên đã mất1.“Đạo Hiếu” tồn tại một cách tự nhiên trong cuộc sống của người ViệtNam ở mọi thời và mọi nơi, không phân biệt là người có hay không cótôn giáo. Đối với tín đồ Công giáo, đạo hiếu là một phần không thể thiếutrong đời sống của giáo dân. Điều dễ nhận thấy, đạo hiếu nằm ngay trong10 điều răn căn bản của Luật Luân lý Công giáo. Mười điều răn đượcchia làm hai nhóm: Nhóm 1 gồm 3 điều đầu tiên, liên quan đến ThiênChúa; Nhóm 2 gồm 7 điều kế tiếp, liên quan đến con người. Điều răn thứ4, “thảo kính cha mẹ”, là điều răn đứng đầu nhóm 2. Ðiều đó có nghĩa:“thảo kính cha mẹ” là điều răn quan trọng nhất trong các điều răn liênquan đến tha nhân. Bên cạnh đó, trong các bản văn Kinh Thánh (CựuƯớc và Tân Ước) đều có các lời khuyên dạy, khuyến khích lòng hiếuthảo của con cái đối với cha mẹ, nhất là trong sách Châm Ngôn và HuấnCa. Kinh Thánh dạy rất rõ về trách nhiệm hiếu thảo của con cái đối vớinhững bậc sinh thành ra mình. Trong Cựu Ước dạy về lòng thảo hiếu đốivới mẹ cha là “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất màĐức Chúa, Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi” (Xh 20, 12).Việc thảo kính mẹ cha còn được cụ thể hóa bằng những lời khuyêndạy những bậc làm con, sách Cách Ngôn ghi rằng: “Này con, giáo huấncủa cha, con hãy nghe, lời dạy của mẹ, con đừng gạt bỏ. Vì những lời ấysẽ là vòng hoa xinh con đội lên đầu, là vòng kiềng con đeo vào cổ” (Cn 1,8-9). Sách Huấn Ca cũng ghi: “Cha con, con hãy hết lòng tôn kính, vàđừng quên ơn mẹ đã mang nặng đẻ đau. Hãy luôn nhớ công ơn dưỡngdục sinh thành, công ơn ấy, con sẽ lấy chi đáp đền cho cân xứng?” (Hc 7,27-28). Sách Huấn Ca còn có những lời chỉ dẫn cho những người làmcon sống lòng hiếu thảo là một nghĩa vụ đối với cha mẹ, họ sẽ được chúcphúc và được đẹp lòng Thiên Chúa.Trong Tân Ước, Chúa Jesus đòi hỏi người tín hữu sống đạo hiếukhông chỉ trong lời nói mà phải cụ thể hóa trong hành động sống của mỗingười. Luật hiếu thảo đã chỉ rõ: “Bất cứ người nào nguyền rủa cha mẹ,thì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ, thì máu nó đổ xuống đầu nó”(Xh 20, 12 và Lv 20, 9). Đây là những minh chứng cho việc răn dạynhững người sống đạo đức giả, trốn tránh trách nhiệm phụng dưỡng chamẹ mình. Đối với người Công giáo, thờ phụng Chúa, vâng lời ThiênLê Đức Hạnh. Giáo lý Công giáo với việc hình thành...85Chúa là bổn phận và trách nhiệm hàng đầu của mỗi người. Khi vâng lờiThiên Chúa, phụng dưỡng và hiếu thảo với cha mẹ là điều phải đạo.Thánh Paul nói rằng: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vìđó là điều đẹp lòng Chúa” (Cl 3, 20).Hội Thánh là dân Thiên Chúa, sống theo gương Đức Giêsu trên conđường hiếu thảo đối với các bậc sinh thành ra mình, không ngừng dạy cáctín hữu về bổn phận của con cái phải có đối với cha mẹ2. “Sự tôn kính củacon cái (sự hiếu thảo) đối với cha mẹ là tình cảm tri ân đối với những vị đãban sự sống, dùng tình yêu th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu tôn giáo Công giáo Việt Nam Gia đình Công giáo Mối quan hệ Công giáo Giáo lý Công giáo Lối sống Công giáoTài liệu có liên quan:
-
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 318 0 0 -
15 trang 269 0 0
-
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 227 0 0 -
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 196 0 0 -
86 trang 152 0 0
-
Tư tưởng phân tâm học Freud về nguồn gốc của tôn giáo
20 trang 151 0 0 -
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 149 0 0 -
16 trang 133 0 0
-
Hoạt động y tế của tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam qua mô hình phòng thuốc Nam phước thiện
20 trang 131 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 129 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 125 0 0 -
Tin lành Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991 – 2021)
15 trang 104 0 0 -
Tìm hiểu giao thoa văn hóa trong nghi lễ tang ma của cộng đồng người Việt ở tỉnh Udonthani, Thái Lan
17 trang 85 0 0 -
Mẹ đồng quan và nghi lễ thi đồng quan trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ phủ của người Việt
16 trang 84 0 0 -
Biến đổi trong thực hành thờ thần Thăng Long tứ trấn ở Hà Nội
17 trang 76 0 0 -
Thần chủ đền Bạch Mã Hà Nội qua các nguồn tư liệu
18 trang 65 1 0 -
Giáo hội Công giáo với môi trường, sinh thái
25 trang 65 0 0 -
17 trang 64 0 0
-
Cuộc đời và sự nghiệp của linh mục Gérard Moussay
17 trang 49 0 0 -
Cư trú và hoạt động của tu sĩ Phật giáo thuyên chuyển đến tỉnh Bình Dương
17 trang 47 0 0