Danh mục tài liệu

Giao thiệp âm dương trong Mẫu đơn đăng ký (Cù Hựu), Vạn Phúc tự Hu bồ ký (Kim thời tập) và Mộc miên thụ truyện (Nguyễn Dữ)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 409.25 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giao thiệp âm dương trong Mẫu đơn đăng ký (Cù Hựu), Vạn Phúc tự Hu bồ ký (Kim thời tập) và Mộc miên thụ truyện (Nguyễn Dữ) trình bày các nội dung: Vài nét về Tiễn đăng tân thoại - Cù Hựu, Kim Ngao tân thoại - Kim thời tập, Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ; Giao thiệp âm dương trong Mẫu đơn đăng ký (Tiễn Đăng tân thoại), Vạn Phúc tự Hu bồ ký (Kim Ngao tân thoại), Mộc miên thụ truyện (Truyền kỳ mạn lục) - những tương đồng và khác biệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giao thiệp âm dương trong Mẫu đơn đăng ký (Cù Hựu), Vạn Phúc tự Hu bồ ký (Kim thời tập) và Mộc miên thụ truyện (Nguyễn Dữ)58 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAO THIỆP ÂM DƯƠNG TRONG MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ (CÙ HỰU), VẠN PHÚC TỰ HU BỒ KÝ (KIM THỜI TẬP) VÀ MỘC MIÊN THỤ TRUYỆN (NGUYỄN DỮ) Hán Thị Thu Hiền, Bùi Thị Thu Thủy Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt: Nghiên cứu câu chuyện giao thiệp âm dương trong 3 truyện truyền kỳ của Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam là Mẫu đơn đăng ký, Vạn Phúc tự Hu bồ ký, Mộc Miên thụ truyện trên các phương diện cách đặt nhan đề, diễn biến cốt truyện, xây dựng hình ảnh đã cho thấy những ảnh hưởng nhất định của Tiễn đăng tân thoại tới truyện truyền kỳ của các nước trong khu vực Đông Á. Tuy nhiên, các tác giả đời sau có nhiều sáng tạo và thay đổi. Sự thay đổi này phù hợp với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của mỗi nước đồng thời giúp thể loại truyện truyền kỳ phát triển, hoàn thiện hơn. Từ khóa: Giao thiệp âm dương, Mẫu đơn đăng ký, Mộc Miên thụ truyện, Vạn Phúc tự Hu bồ ký. Nhận bài ngày 15.03.2024; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 30.06.2024 Liên hệ tác giả: Hán Thị Thu Hiền; Email: hienhan@hvu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bên cạnh những thể loại tiêu biểu như thơ Đường, tiểu thuyết chương hồi, truyệntruyền kì cũng là một thành tựu nổi bật của văn học Trung Quốc. Thể loại này đã xuất hiệntừ thời Hán, Ngụy nhưng phát triển mạnh ở thời Đường. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng xétvề mặt nguồn gốc, thể loại truyện truyền kỳ trong văn học của Việt Nam, Hàn Quốc đềuchịu ảnh hưởng từ truyện truyền kỳ Trung Quốc [1]. Giao thiệp âm dương là kiểu môtip khá tiêu biểu trong truyện truyền kỳ của TrungQuốc, Hàn Quốc, Việt Nam. Đã có một số công trình nghiên cứu theo hướng so sánh nhưnghiên cứu của Đinh Thị Khang [2], hoặc nội dung này được nhắc tới như là một phầntrong công trình nghiên cứu của Trần Ích Nguyên [3], Toàn Huệ Khanh [4], Nguyễn ThịOanh [5],… Với mong muốn làm rõ hơn sự ảnh hưởng, tiếp thu, sáng tạo truyện truyền kỳTrung Quốc tới truyện truyền kỳ Hàn Quốc, Việt Nam cũng như làm rõ hơn dấu ấn riêngtrong truyện truyền kỳ của mỗi nước, chúng tôi lựa chọn so sánh câu chuyện giao thiệp âmdương giữa người và hồn ma trong 3 tác phẩm: Mẫu đơn đăng ký [6], Vạn Phúc tự Hu Bồký [7], Mộc miên thôi truyện [8].2. NỘI DUNG2.1. Vài nét về Tiễn đăng tân thoại - Cù Hựu, Kim Ngao tân thoại - Kim thời tập, Truyềnkỳ mạn lục - Nguyễn Dữ Cù Hựu (1347 - 1433) là người tỉnh Giang Tô. Ông là một nhà văn nổi tiếng thời Minh.Mặc dù đỗ tiến sĩ nhưng chỉ giữ các chức nhỏ phụ trách giáo dục. Dưới thời Minh ThànhTẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 85/THÁNG 6 (2024) 59Tổ ông bị đày đến Bảo An 10 năm vì một bài thơ phạm thượng. Tập truyện truyền kỳ Tiễnđăng tân thoại là tập truyện tiêu biểu của ông. Nhan đề Tiễn đăng tân thoại có nghĩa là câuchuyện mới dưới ánh đèn được cất bấc nhiều lần. Tác phẩm gồm 4 quyển, 20 truyện. Vềnội dung, bên cạnh một số truyện phản ánh hiện thực xã hội đen tối cuối đời Nguyên, nóilên khát vọng của kẻ sĩ là những chuyện mang màu sắc ma quái, rùng rợn người lấy ma,người âm và dương giao thiệp, những hồn ma qua lại quan hệ với người,… Trong lời tựa,Cù Hựu đã viết: “Tôi từng biên tập những chuyện kỳ quái xưa nay, lấy tên là Tiễn đăng lục.Những người thích chuyện thường kể cho nhau nghe, xa không quá trăm năm, gần chỉ dừngmấy năm, tích cóp cả lại ngày một mới, một nhiều, chìm đắm trong thói quen, muốn thôichẳng được bèn nhờ bút làm văn mà ghi chép lại” [9]. Kim Thời Tập sinh năm 1435, mất năm 1493. Thời đại Kim Thời Tập sống là thờiđại nền chính trị triều đình Choson bước vào một thời kỳ khủng hoảng với nhiều cuộcthanh trừng liên tiếp diễn ra dưới triều vua Sejo (Thế tổ) và sau đó là vua Yon San gun(Yến Sơn Quân),... Ông sinh ra trong một gia đình quan lại nghèo ở Seoul. Ông vốn thôngminh và có trí tuệ hơn người nhưng cuộc đời lại lận đận, vất vả, đau khổ. Cuối đời ôngchọn lối sống nương nhờ cửa Phật, đặc biệt là ở các ngôi chùa trên núi cao. Ông mất tạichùa Vô Lượng khi tuổi đời còn rất trẻ. Ngoài một số tác phẩm như Hoằng du quan Tây lụcchí, Đồi Sơn viện ký,… Kim Ngao tân thoại là tác phẩm tiêu biểu của ông. Tác phẩm baogồm 5 tập truyện. Thông qua 5 tập truyện này, tác giả đã “phản ánh đời sống hiện thực vàmâu thuẫn trong trật tự Nho giáo của xã hội đương thời, đồng thời tác giả cũng bày tỏnhững nỗi buồn u uất và nguyện vọng giải hận ở một thế giới khác bằng văn chương hoamĩ” [7]. Nguyễn Dữ sống ở giai đoạn cuối triều Lê, đầu triều Mạc. Đây là giai đoạn xã hộiphong kiến Việt Nam bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn chính trị. Ông người làng GiaPhúc, Hồng Châu (nay thuộc xã Thanh Miện, Hải Dương). Ông làm quan khoảng một nămsau đó từ quan, lấy lý do về quê chăm sóc mẹ già. Từ đó trải mấy mươi sương bước chânkhông đặt đến thị thành. Tác phẩm duy nhất ông để lại là Truyền kỳ mạn lục. Tập truyệngồm 4 quyển, 20 thiên truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán, có xen những bài thi, ca, từ vàcuối mỗi truyện hầu hết đều có lời bình. Tác phẩm không chỉ phản ánh xã hội rối loạn,không còn kỷ cương, trật tự mà chuyển tải giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh khát vọng tìnhyêu, hạnh phúc của người phụ nữ. Truyền kỳ mạn lục được coi là bước phát triển đột khởitrong quá trình lịch sử văn xuôi tự sự chữ Hán [10]. Vũ Khâm Lân đánh giá tác phẩm làthiên cổ kỳ bút, áng văn hay của bậc đại gia. Như vậy, có thể thấy, Tiễn đăng tân thoại, Kim Ngao thời tập, Truyền kỳ mạn lục đềulà những tập truyện tiêu biểu trong kho tàng truyện truyền kỳ của mỗi nước.2.2. Giao thiệp âm dương trong Mẫu đơn đăng ký (Tiễn Đăng tân thoại), Vạn Phúc tựHu bồ ký (Kim Ngao tân thoại), Mộc miên thụ truyện (Truyền kỳ mạn lục) - nhữngtươ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: