Danh mục tài liệu

Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ diesel - Nghề: Công nghệ ô tô (Dùng cho trình độ Cao đẳng): Phần 1

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.48 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ diesel được biên soạn nhằm cung cấp tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên ngành Sửa chữa ô tô có được tài liệu học tập nghiên cứu, cũng như việc bảo dưỡng sửa chữa động cơ Diesel. Nội dung giáo trình gồm có 7 bài, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 để biết nội dung bài học chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ diesel - Nghề: Công nghệ ô tô (Dùng cho trình độ Cao đẳng): Phần 1 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II GIÁO TRÌNH: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ DIESEL NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ (Dùng cho trình độ Cao đẳng) TPHCM, năm 2019 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Bảo Dưỡng Sửa Chữa Động Cơ Diesel được biên soạn nhằm cung cấp tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên nghành sửa chữa ô tô. Ngày nay, các hãng sản xuất động cơ Diesel đã sử dụng điện tử để điều khiển động cơ Diesel. Tuy nhiên, nguồn tài liệu về hệ thống phun dầu điện tử trên thị trường rất hiếm. Nhằm để đáp ứng giảng dạy mô đun BDSC Động Cơ Diesel. Nhóm giáo viên Khoa Cơ khí động lực đã cố gắng thu thập tài liệu từ các hãng xe, trên các trang web và các nguồn tài lệu khác, đồng thời với các trang thiết bị của nhà trường hiện có để biên soạn giáo trình này. Giáo trình nhằm giúp cho sinh viên cao đẳng nghành sửa chữa ô tô có được tài liệu học tập nghiên cứu, cũng như việc bảo dưỡng sửa chữa động cơ Diesel Vì môn học này mới đưa vào giảng dạy 3 năm nay nên vẫn còn nhiều hạn chế và nhóm tác giả cố gắng hoàn thiện giáo trình trong thời gian gần dây. Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2019 Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Văn Ngọc Lê Thanh Nhàn Huỳnh Diệp Ngọc Long 1 MỤC LỤC Mục Trang Bài 1: Kim phun (Béc dầu) ..................................................................................... 3 Bài 2: Bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu cá nhân PF ..................................... 19 Bài 3: Bơm cao áp PE ........................................................................................... 36 Bài 4: Bơm cao áp VE........................................................................................... 75 Bài 5: Hệ thống nhiên liệu EDC ........................................................................ 111 Bài 6: Hệ thống nhiên liệu Common Rail .......................................................... 134 Bài 7: Hệ thống điều khiển Turbocharger, EGR ................................................ 150 Ti liệu kham khảo ............................................................................................... 155 2 BÀI 1 : KIM PHUN ( BÉC DẦU) I. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI VÒI PHUN DẦU. 1. Công dụng: Kim phun nhiên liệu lắp vào quy lát động cơ có các nhiệm vụ sau: - Phun nhiên liệu vào buồng đốt của động cơ dưới dạng sương mù. - Ngăn ngừa nhiên liệu trực tiếp va vào thành xi lanh và vào đỉnh piston. - Phối hợp với các dạng đặc biệt của buồng đốt để hơi nhiên liệu hòa trộn với không khí có áp suất và nhiệt độ cao tạo thành hỗn hợp tự bốc cháy, có khả năng cung cấp cho động cơ một công suất lớn và suất tiêu hao nhiên liệu ít nhất. 2. Phân loại. Căn cứ vào sự khác nhau của đót kim (đầu kim) và lỗ tia ta chia kim phun đầu ra làm 2 loại: Loại kim phun đót kín và loại kim đót hở. A. Loại kim đót kín. Kim phun này dùng trong hệ thống nhiên liệu cá nhân và phân phối áp lực cao. a. Cấu tạo: Một thân kim trong đó có dự trù lỗ bắt dầu đến, dầu về ( đôi lúc có ốc xả gió) đường dẫn dầu đến đầu đót kim. Trong thân có chứa cây đẩy, lò xo, phía trên lò xo có đai ốc hoặc vít. Đai ốc chận dùng để chỉnh sức nén của lò xo. Trên cùng là chụp đậy đai ốc hiệu chỉnh (Tuỳ theo loại kim mà ống dầu về bố trí ở thân kim hay trên chụp đây). 1. Thân kim 2. Khâu nối với ống cao áp 3. Đậm kín 4. Lỗ dầu đến 5. Vít ráp ống dầu về 6. Cây đẩy 7. Lò xo 8. Ốc chỉnh lò xo 9. Chụp 10. Đót kim 11. Khâu nối 12. Van kim khe hở giữa và thân 13. Mặt côn nhỏ của van kim 14. Lỗ tia 15. Chụp đậy Hình 2.1: Cấu tạo kim phun 3 Đầu kim (đót kim) được nối liền với thân kim bởi một khâu nối. Trong đốt kim có đường dẫn dầu cao áp đến. Phòng cao áp là nơi chứa dầu cao áp. Dưới cùng là lỗ phun nhiên liệu (lỗ tia) luôn được đóng lại nhờ lò xo nén qua (cây đẩy) đến van kim. Cây kim có dạng trụ, một đầu tựa vào cây đẩy nơi thân kim, đầu còn lại có hai mặt côn. Mặt côn lớn là nơi áp lực nhiên liệu có áp suất cao tác dụng vào để đẩy kim lên. Mặt côn nhỏ dưới cùng để đậy kín lỗ tia. Căn cứ vào số lỗ tia và van kim, loại này chia làm 2 loại: Kim phun có một lỗ tia (còn gọi là kim phun kín có chuôi hay đót kín lỗ tia kín). Với loại này kim phun chỉ có một lỗ tia. Bình thường không làm việc thì van kim đóng kín lỗ tia ló ra ngoài một cái chuôi hình côn khỏi mặt lỗ tia từ 0,4 - 0,5 mm. Nhờ có chuôi nên đảm bảo phun nhiên liệu tốt, ít bị nghẹt lỗ do bị muội than. Tia nhiên liệu khi phun ra khỏi lỗ tia có hình côn rỗng, góc tia nhiên liệu từ 3 - 6 độ. Loại này thường được sử dụng trên các loại động cơ có buồng đốt ngăn cách như YAMAHA, KUBOTA, ISUDU, MARCH, TOYOTA, có áp lực phun từ 100 - 120 kg/cm2. Hình 2.2: Hình đót kim loại chuôi ngắn A: Lúc đóng B: Lúc mở hoàn toàn Kim phun có nhiều lỗ tia(còn gọi là kim phun kín không có chuôi hay đót lỗ tia hở). Loại này ở đầu đót kim có phần nhô ra dạng chổm lồi. Trên chổm có khoan nghiêng các lỗ tia. Số lượng, đườ ...

Tài liệu có liên quan: