Danh mục tài liệu

Giáo trình Cấu tạo ô tô: Phần 2

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.21 MB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình "Cấu tạo ô tô" Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như Hệ thống treo; công dụng và phân loại cụm bánh xe; khung, vỏ xe và ca bin; các thiết bị chuyên dùng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cấu tạo ô tô: Phần 2GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ Chương 5 HỆ THỐNG TREO 5.1. CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TREO 5.1.1. Công dụng Hệ thống treo là tổ hợp các cơ cấu thực hiện liên kếtcác bánh xe với khung xe (hoặc vỏ xe) để: + Đảm bảo độ êm dịu chuyển động, tạo điều kiện nângcao tính tiện nghi trong sử dụng ô tô. Các thông số dao độngcủa ô tô trong quá trình chuyển động bao gồm: biên độ, tầnsố, gia tốc,… có thể ảnh hưởng tới trạng thái làm việc củacon người trên ô tô. + Đảm bảo yêu cầu về khả năng tiếp nhận các thànhphần lực và mô men tác dụng giữa bánh xe và đường nhằmtăng tối đa sự an toàn trong chuyển động, giảm thiểu sự pháhỏng nền đường của ô tô, trong đó một chỉ tiêu quan trọnglà độ bám đường của bánh xe. Các dao động, ngoài ảnh hưởng tới chất lượng chuyểnđộng, còn là nguyên nhân gây nên rung và ồn. Do tính chất chuyển động của ô tô nên hệ thống treo củanó có đặc điểm đối xứng qua mặt phẳng thẳng đứng dọc xe.364 Chương 5. Hệ thống treo Hệ thống treo hoàn chỉnh (Hình 5.1) gồm 4 bộ phận chínhvới các chức năng riêng biệt sau đây: - Bộ phận đàn hồi dùng để tiếp nhận và truyền lên khungxe các lực thẳng đứng từ đường, giảm tải trọng động và bảođảm độ êm dịu chuyển động cho ô tô khi chuyển động trêncác loại đường khác nhau. Ngày nay người ta dùng các bộ phận đàn hồi có khả năngthay đổi độ cứng trong giới hạn rộng. Khi xe chạy ít tải, độcứng cần thiết có giá trị nhỏ, khi tăng tải, độ cứng cần lớn.Do vậy có thể thêm các bộ phận đàn hồi phụ như: nhíp phụ,vấu tỳ bằng cao su biến dạng. Đặc biệt các bộ phận đàn hồicó khả năng thay đổi tự động độ cứng theo tải trọng kếthợp với các bộ phận thay đổi chiều cao trọng tâm xe. - Bộ phận giảm chấn để dập tắt dao động của thân xe vàcủa bánh xe khi ô tô chuyển động trên đường không bằngphẳng trên cơ sở biến cơ năng thành nhiệt năng và khuếchtán ra môi trường xung quanh. Trên xe ngày nay thườngchỉ sử dụng loại giảm chấn ống thuỷ lực tác dụng hai chiềuở hành trình trả và hành trình nén. - Bộ phận dẫn hướng dùng để truyền các lực ngang lựcdọc và mô men từ mặt đường lên khung xe (vỏ xe). Độnghọc của bộ phận dẫn hướng xác định đặc tính dịch chuyểncủa bánh xe đối với khung xe và ảnh hưởng tới tính ổn địnhvà tính quay vòng của ô tô. Hệ thống treo cho phép cácbánh xe dịch chuyển thẳng đứng, ở mỗi vị trí của nó so với 365GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔkhung vỏ, bánh xe phải đảm nhận khả năng truyền lực đầyđủ. Bộ phận dẫn hướng phải làm tốt chức năng này. - Bộ phận ổn định hệ thống treo dùng để giảm nghiêngngang và dao động góc ngang của khung vỏ xe. Bộ phận ổnđịnh của hệ thống treo thường là thanh ổn định. Nó là chitiết có mặt ở hầu hết các hệ treo của xe con. Thanh ổn địnhđảm nhận chức năng làm tăng mô men chống lật tác dụnglên thùng xe. Nó chỉ hoạt động khi nào có sự chênh lệch tảitrọng thẳng đứng ở bánh xe. - Các vấu cao su tăng cứng và hạn chế hành trình. Cácvấu cao su có thể chia ra làm hai loại: vấu cao su tăng cứngthường bắt lên khung xe và tỳ vào nhíp lá để giảm chiềudài làm việc của nhíp lá khi tăng tải. Vấu cao su vừa tăngcứng vừa hạn chế hành trình của bánh xe là loại lắp trên bộnhíp ở vị trí giữa nhằm hạn chế hành trình làm việc củabánh xe, hạn chế va đập cứng. 5.1.2. Phân loại hệ thống treo Hệ thống treo ô tô thường được phân loại dựa vào kếtcấu của các bộ phận của hệ thống treo. a. Phân loại hệ thống treo theo kết cấu bộ phận dẫnhướng gồm có + Hệ thống treo phụ thuộc: Là hệ thống treo mà bánh xebên trái và bên phải được liên kết với nhau bằng dầm cầucứng (kết cấu dầm cầu liền), cho nên khi một bánh xe bịchuyển dịch (trong mặt phẳng ngang hoặc thẳng đứng) thìbánh xe bên kia cũng bị chuyển dịch.366 Chương 5. Hệ thống treo Hình 5.1. Sơ đồ hệ thống treo phụ thuộc (a) và hệ thống treo độc lập (b) + Hệ thống treo độc lập: Là hệ thống treo mà bánh xebên trái và bánh xe bên phải không có liên kết cứng. Do đó,sự dịch chuyển của một bánh xe không gây nên sự dịchchuyển của bánh xe kia. Tùy theo mặt phẳng dịch chuyểncủa bánh xe mà người ta phân ra hệ thống treo độc lập cósự dịch chuyển bánh xe trong mặt phẳng ngang, trong mặtphẳng dọc và đồng thời trong cả hai mặt phẳng dọc vàngang (Hình 5.2b). Hệ thống treo độc lập thường sử dụng ởxe có kết cấu cầu rời. Ưu điểm là bảo đảm được độ êm dịucao cho xe, nhưng kết cấu phức tạp, giá thành đắt nên chỉsử dụng ở cầu trước ô tô con. Trong hệ thống treo độc lập, mỗi bánh xe có thể nối vớivỏ xe (hoặc khung) bằng một hoặc 2 tròn treo (Hình 5.2). Ởhệ thống treo có 2 đòn treo thì các đường thẳng nối tâm cáckhớp của các đòn treo trên và dưới tạo nên hình tứ giác vớicác cạnh khác nhau. 367GIÁO TRÌNH CẤU TẠO Ô TÔ ...