Danh mục tài liệu

Giáo trình Cây sắn - Trần Ngọc Ngoạn

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Cây sắn - Trần Ngọc Ngoạn gồm 5 chương với các nội dung: lịch sử phát triển và triển vọng của cây sắn, đặc điểm sinh vật học, yêu cầu sinh thái của cây sắn, kỹ thuật canh tác sắn, chế biến, bảo quản và sử dụng sắn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cây sắn - Trần Ngọc Ngoạn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PGS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN GIÁO TRÌNH CÂY SẮNNHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2007 1 LỜI NÓI ĐẦU Quá trình chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sản xuấthàng hóa đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng.Đặc biệt từ sau năm 2000, với định hướng ngành nôngnghiệp sẽ có thêm một số nông sản tham gia vào xuất khẩu(mía đường, vừng, sắn, măng tre, bột giấy, thịt lợn) đã tácđộng mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệpnông thôn ở nhiều vùng trong cả nước. Sản xuất sắn củanước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới.Cây sắn hiện đang chuyển đổi nhanh chóng từ cây lươngthực truyền thống thành cây công nghiệp đánh dấu bướcphát triển mới của cây trồng này ở nước ta. Việt Nam đãtrở thành nước điển hình của châu Á và thế giới về việctăng nhanh năng suất và sản lượng sắn,toàn quốc hiện có53 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất ướcđạt 2,2 - 3,8 triệu tấn củ tươi/ năm tạo thuận lợi cho sảnxuất sắn. Giáo trình Cây sắn được biên soạn nhằm đáp ứng nhucầu cấp thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập củagiáo viên và sinh viên ngành nông học, đông thời là tài liệutham khảo cho các cán bộ nghiên cứu và khuyên nông. Khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã cố gắngtham khảo các tư liệu và cập nhật các thông tin về thànhtựu nghiên cứu và phát triển cây sắn trên thế giới và ởnước ta. Song do thời gian và trình độ có hạn nên chắcchắn không tránh khỏi những thiến sót. Chúng tôi rất mongnhận được các ý kiên góp ý của các bạn đồng nghiệp vàcác độc giả Xin trân trọng cảm ơn Tác giả2 Chương 1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CÂY SẮN1.1. Nguồn gốc, phân loại 1.1.1 Nguồn gốc Lịch sử tiến hoá của cây sắn cũng như các cây có củkhác là rất khó xác định được chính xác nguồn gốc phátsinh. Bởi vì những di chỉ khảo cổ còn lại đối với các bộ phậncủa cây có bột rất hiếm hoi, đặc biệt ở vùng đất thấp nhiệtđới. Các nghiên cứu từ các chế tác của Côlômbia vàVênêzuêla đã đưa ra bằng chứng rằng nghề trồng sắn cócách đây từ 3000 đến 7000 năm (Reichel- Dolmantoff, 1957và 1965; Rouse và Cruxent, 1963). Đến cuối thế kỷ thứ 1 8, các tác giả, đặc biệt là Crantz (1766) cho là tất cả những loài của chi Manihot đều cô nguồngốc từ châu Mỹ nhiệt đới. Tuy nhiên, năm 1772 Raynal đưara ý kiến về nguồn gốc châu Phi, sau đó Humboldt, Brown,Moreaudejonnes, Saint-Hilaire và De Candolle khẳng địnhnguồn gốc châu Mỹ của cây trồng này. Năm 1886, đầu tiênDe Candolle coi Braxin là trung tâm phát sinh của loài.Vavilov bênh vực quan điểm đó- giả thuyết gốc của ông làtrung tâm phát sinh của một cây trồng là nơi loài cây đó cósố lượng các chủng loại phong phú nhất. Vùng Đông BắcBraxin có sự đa dạng, phong phú về sắn trồng và nhiều loàicủa chi Manihot. Tuy nhiên nguồn gốc Braxin cũng chỉ dựatrên những bằng chứng gián tiếp về sự có mặt của sắn vàonhững thời kỳ không lâu lắm: Di vật trên đảo Mario ở cửasông Amazon vào khoảng năm 110 đến 1300 sau côngnguyên (Rogers,1965), di tích còn lại của các cái rây bột thếkỷ thứ 16 và dấu hiệu đã gặp ở nơi hợp lưu hai con sôngOrenoque và Rio Ventuari vào năm 450 sau công nguyên.Những nhân tố lịch sử và khảo cổ học cho phép nghĩ tới haitrung tâm phát sinh khác (Roger, 1963, 1965). Một trung 3tâm có thể ở Mêhicô và Trung Mỹ (Goatemala vàHondurat). Bằng chứng là những di vật tìm thấy trong dãynúi Tamoulipas, phía Đông Bắc Mehicô có từ năm 200 trướccông nguyên và sự phát hiện ra những hạt tinh bột trongnhững phân hoá thạch có tuổi từ năm 200 đến 900 trướccông nguyên và được tìm thấy trong những hang động củathung lũng Têhucan, bang Pueblo, Mêhicô. Ngoài ra lịch sửbộ lạc Maya chỉ rõ sắn đối với họ quan trọng hơn là người tavẫn tưởng. Một trung tâm khác có thể ở vùng duyên hải khô NamMỹ, đặc biệt là ở các trảng cỏ Vênêzuêla. Người ta tìm thấynhững bằng chứng củ sắn ở vùng ven biển Peru 2000 nămtrước công nguyên và sự tồn tại của những lò nướng bánhsắn trong phức hệ Malambo, ở phía Bắc Côlômbia niên đại1200 trước công nguyên cùng với những di tích khảo cổ họckhác ở vị trí địa hình Rancho peludo (hồ MaracaiboVenêzuêla) niên đại 2700 trước công nguyên. J.C- Leon cho rằng việc buôn bán bột sắn đã nhộn nhịpở phía bắc Nam Mỹ 1000 hay 2000 năm trước công nguyên.Những nghiên cứu gần đây cho rằng cây sắn là cây đa nguồngốc phát sinh (Renvoize, 1973). Spath (1973) cây sắn có 4trung tâm khởi nguyên đó là Guatemala, Mêhicô, vùngduyên hải Savana Tây Bắc của Nam Mỹ, miền Đông củaBolivia và miền Tây Bắc của Achentina và miền Đông của Braxin. Mộtsố tác giả nghĩ rằng vì sắn ngọt không yêu cầu phải chế biếnmột cách đặc biệt trước khi ăn nên được thuần hóa trư ...