Danh mục tài liệu

Giáo trình Chuyên đề Hệ thống quản lý an toàn tàu (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Số trang: 184      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.50 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Chuyên đề Hệ thống quản lý an toàn tàu (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) gồm những nội dung chính sau: giới thiệu bộ luật quản lý an toàn tàu; trách nhiệm thực hiện hệ thống quản lý an toàn tàu; kinh nghiệm trong thực hiện và triển khai hệ thống quản lý an toàn; các sai sót thường gặp khi thực hiện hệ thống quản lý an toàn; viết thu hoạch;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chuyên đề Hệ thống quản lý an toàn tàu (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021 MỤC LỤC BÀI 1. GIỚI THIỆU BỘ LUẬT QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU ..................................................... 3 BÀI 2. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU ...................... 6 BÀI 4. KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN ....................................................................................................................................... 17 BÀI 5 CÁC SAI SÓT THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN 20 BÀI 6. VIẾT THU HOẠCH ...................................................................................................... 21 CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU BÀI 1. GIỚI THIỆU BỘ LUẬT QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU 1. Giới thiệu khái quát bộ luật Bộ luật ISM gồm 16 điều khoản, bao gồm các phần chính sau đây: 1. Lời nói đầu. 2. Phần A: Sự thực hiện Nội dung của phần này bao gồm 12 điều khoản với các nội dung sau: - 1. Các khái niệm chung: Trong phần này, Bộ luật ISM đưa ra các định nghĩa, giải thích ý nghĩa của các khái niệm, tên gọi; Chỉ ra mục tiêu và phạm vi áp dụng của Bộ luật. - 2. Chính sách An toàn và bảo vệ môi trường của Công ty: Trong phần này, Bộ luật ISM đòi hỏi các Công ty phải đưa ra được chính sách của mình đối với vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo thực hiện được chính sách này ở mọi mức độ trong SMS ( Safety Management System) - 3. Trách nhiệm và thẩm quyền của Công ty: Công ty phải đảm bảo sự quản lý của mình và thể hiên được thẩm quyền của mình đối việc quản lý tàu biển trong SMS. - 4. Người được chỉ định thực thi SMS của Công ty (Designated Person-DP): Các Công ty phải chỉ định Người có trách nhiệm và thẩm quyền để quản lý, giám sát, chỉ đạo, hỗ trợ tàu thực hiện có hiệu quả SMS, đặc biệt khi có những tình huống khẩn cấp liên quan đến an toàn và chống ô nhiễm môi trường. - 5. Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng: Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng trong việc đại diện cho Công ty tổ chức thực hiện SMS trên tàu phải được thể hiện rõ trong SMS của Công ty. - 6. Nguồn lực và nhân viên: Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện một cách đầy đủ các điều kiện thực tế về con người, các điều luật quốc tế có liên quan thông qua các quy trình, hướng dẫn trong SMS của mình. - 7. Sự phát triển các kế hoạch khai thác tàu: Bộ luật yêu cầu trong SMS của Công ty phải thiết lập đầy đủ các quy trình, các hướng dẫn cho các hoạt động khai thác chủ yếu của tàu cũng như bảo vệ môi trường. - 8. Sự sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp: Bộ luật yêu cầu Công ty phải thiết lập được trong SMS các quy trình hành động trong các tình huống khẩn cấp cũng như các chương trình thực tập huấn luyện và khả năng sẵn sàng ứng phó trong mọi điều kiện khẩn cấp. - 9. Các báo cáo, phân tích đối với các trường hợp vi phạm, tai nạn và nguy hiểm xảy ra. Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện trong SMS của mình các mẫu báo cáo, phân tích thống nhất đối với các vi phạm, tai nạn và nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời phải có các hướng dẫn, quy trình để sửa chữa, hiệu chỉnh đối với các vấn đề đó. - 10. Bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị. Công ty phải thể hiện được trong SMS của mình các hướng dẫn, quy trình để đảm bảo tàu và trang thiết bị thuộc quyền quản lý của mình được khai thác và bảo dưỡng phù hợp cũng như các biện pháp bảo dưỡng đặc biệt áp dụng đối với các trang thiết bị quan trọng trên tàu. - 11. Tài liệu, giấy tờ. HHH 3 CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU Trong SMS của Công ty phải thiết lập được một hệ thống, quy trình quản lý với các tài liệu, giấy chứng nhận của tàu. - 12. Sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá của Công ty. SMS của Công ty phải thể hiện được sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá việc thực hiện đối với SMS của mình thông qua các quy trình, hướng dẫn kiểm tra ( Audit ) qua đó đưa ra những hướng dẫn để chỉnh lý đối với những vấn đề không phù hợp. 3.Phần B: Giấy chứng nhận và sự kiểm tra, gồm có 4 điều khoản. Giấy chứng nhận theo Bộ luật ISM bao gồm: - 13. Cấp giấy chứng nhận và kiểm tra định kỳ. ...

Tài liệu có liên quan: