Danh mục tài liệu

Giáo trình dạy học môn Tin học (Trình độ: Trung cấp): Phần 2 - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Số trang: 91      Loại file: pdf      Dung lượng: 13.41 MB      Lượt xem: 58      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình dạy học môn Tin học (Trình độ: Trung cấp): Phần 2 - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình bày các nội dung: Kiến thức cơ bản về bảng tính; Làm việc với trang tính; Định dạng ô, dãy ô; Kiến thức cơ bản về bài thuyết trình; Kiến thức cơ bản về Internet;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình dạy học môn Tin học (Trình độ: Trung cấp): Phần 2 - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Chương V. SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN MỤC TIÊU Học xong chương này, người học có khả năng: - Trình bày sơ lược được một số kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính và phần mềm Microsoft PowerPoint 2019 trong việc thiết kế và trình chiếu thông tin; - Sử dụng được phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint 2019 để soạn thảo nội dung, thiết kế và trình chiếu một số nội dung đơn giản. 5.1. Kiến thức cơ bản về bài thuyết trình 5.1.1. Khái niệm bài thuyết trình 5.1.1.1. Khái niệm Thuyết trình là sự trình bày những nhận định, quan điểm, chiến lược, kiến thức chuyên môn...nhằm thuyết phục khán giả chấp thuận, đồng tình với những chủ đề và thông tin được nghe. Như vậy, thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện. 5.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuyết trình Chuẩn bị không chu đáo: Sự chuẩn bị không chỉ là về nội dung mà còn phải có sự chuẩn bị về tâm lý. Để tránh được tình trạng này, không nên chủ quan mà cần phải có sự chuẩn bị trước càng chu đáo càng tốt. Chuẩn bị càng kỹ thì tỉ lệ thành công của buổi thuyết trình càng cao. Không đánh giá đúng khán giả: Khán giả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của bài thuyết trình. Nếu người thuyết trình không tìm hiểu thông tin, đặc điểm của khán giả như: giới tính, tầng lớp, trình độ, nghề nghiệp,…thì sẽ không xác định được phương pháp tác động phù hợp. Thiếu tự tin: Thông thường, đa số chúng ta đều cảm thấy bối rối, căng thẳng trước khi thuyết trình. Đây chính là cơ chế tự vệ của cơ thể nên chúng ta không cần quá lo lắng. Có khi, chính sự căng thẳng này lại giúp cho chúng ta nỗ lực nhiều hơn khi thuyết trình và góp phần nâng cao hiệu quả của bài thuyết trình. Tuy nhiên, nếu không biết kiểm soát, chế ngự sự lo lắng thì nó có thể tác động tiêu cực đến bài thuyết trình. 221 5.1.1.3. Một số chỉ dẫn để tạo nên một bài thuyết trình tốt Bài thuyết trình tốt cần có: Nội dung, cấu trúc, tổng thể và yếu tố con người. Chuẩn bị cho bài thuyết trình Nội dung: Cần nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài và phát triển thành các ý tưởng. Cách tổ chức: Sắp xếp các ý tưởng vào các phần mở bài, thân bài, kết luận một cách logic. Tab ghi chú: Làm các tấm card ghi chú những ý chính sẽ nói trong bài diễn văn. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng các ý chính mà không cần phải đọc nhiều. Thực hành: Cần phải thực tập nhiều lần trước ngày thuyết trình để bài thuyết trình thành công và hiệu quả. 5.1.2. Các bước cơ bản để tạo một bài thuyết trình - Xác định mục tiêu thuyết trình. - Thiết kế, biên tập nội dung các trang của bài thuyết trình. - Lưu và xuất bản (publish) nội dung bài thuyết trình. - Thực hiện việc thuyết trình bằng một công cụ trình chiếu. 5.2. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint 5.2.1. Các thao tác tạo trình chiếu cơ bản 5.2.1.1. Giới thiệu Microsoft PowerPoint Microsoft Powerpoint 2019 hỗ trợ người dùng tạo nên các bài thuyết trình sinh động và lôi cuốn. Giao diện Powerpoint 2019 được phát triển từ phiên bản 2007 với các Ribbon sẽ mang lại nhiều tiện lợi và với nhiều tính năng mới giúp tạo nên bài thuyết trình sinh động, hấp dẫn và trực quan một cách nhanh chóng. 5.2.1.2. Tạo một bài thuyết trình cơ bản Tạo một bài thuyết trình rỗng: Vào tab File  New  Blank presentation 222 Hình 5.1. Một số Sample templates Tạo bài thuyết trình từ mẫu có sẵn: vào tab File  New  Chọn một mẫu thiết kế từ danh sách bên dưới và xem hình minh họa phía bên phải cửa sổ. Hình 5.2. Một số Sample templates 5.2.1.3. Các thao tác trên slide Khi tạo mới bài thuyết trình, PowerPoint chèn sẵn slide tựa đề với hai hộp văn bản trống gọi là các placeholder. Đây là các placeholder dùng để nhập văn bản. Ngoài ra, PowerPoint còn có nhiều loại placeholder khác để chèn hình ảnh, SmartArt, bảng biểu, đồ thị,… 223 Ngăn Slides Các placeholder Hình 5.3. Slide tựa đề bài thuyết trình với hai placeholder Có nhiều kiểu bố trí các placeholder trên slide mà PowerPoint xây dựng sẵn được gọi là các Layout. Tùy theo nội dung cần xây dựng cho slide mà bạnchọn kiểu Layout phù hợp. Hình 5.4. Các kiểu layout của slide Chèn slide mới: 224 - Chọn tab Slides trong chế độ Normal View và nhấp chuột vào dưới slide đầu tiên do PowerPoint tự tạo ra khi chúng ta tạo bài thuyết trình mới. Khi đó, chúng ta sẽ thấy một đường nằm ngang nhấp nháy cho biết đó là vị trí mà slide mới sẽ được chèn vào. - Vào tab Home chọn nhóm Slides - Chọn nút New Slide, hộp chứa các kiểu layout xuất hiện - Chọn một kiểu layout, slide mới sẽ được chèn vào bài thuyết trình theo kiểu layout vừa chọn. Hình 5.5. Chèn slide Sao chép slide (nhân bản) - Trong chế độ Normal View, chọn các slide trong tab Slides muốn sao chép - Nhấp phải chuột lên một trong số các slide đang chọn để mở thực đơn ngữ cảnh - Chọn Duplicate Slide từ danh sách lệnh 225 Hì ...