Danh mục tài liệu

Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Dùng cho sinh viên Cao đẳng Hình ảnh y học) - CĐ Y tế Hà Nội

Số trang: 262      Loại file: docx      Dung lượng: 9.09 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Điều dưỡng cơ sở (Dùng cho sinh viên Cao đẳng Hình ảnh y học)" được biên soạn với các bài học về: kiểm soát nhiễm khuẩn; đại cương về nhiễm khuẩn bệnh viện và các biện pháp phòng ngừa; phòng ngừa chuẩn; kỹ năng điều dưỡng cơ bản; kỹ năng đo và đánh giá dấu hiệu sinh tồn; kỹ năng đặt ống thông dạ dày cho người bệnh; kỹ năng dự phòng và xử trí phản vệ... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Dùng cho sinh viên Cao đẳng Hình ảnh y học) - CĐ Y tế Hà Nội UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI Giáo trình ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ (TÀI LIỆU DÙNG CHO HỌC SINH ĐỐI TƯỢNG CAO ĐẲNG HÌNH ẢNH Y HỌC) NĂM 2021 PHẦN A . KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA Số tiết: 3 (LT 3: TH 0) 1 MỤC TIÊU * Kiến thức 1. Trình bày được khái niệm của nhiễm khuẩn bệnh viện (CĐRMH 3). 2. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện (CĐRMH 3). 3. Trình bày được các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp(CĐRMH 3). 4. Phân tích được các đường lây truyền của vi sinh vật và các biện pháp phòng ngừa lây truyền bệnh qua đường tiếp xúc, đường giọt bắn, đường không khí (CĐRMH 3). * Kỹ năng 5. Vận dụng kiến thức về biện pháp phòng ngừa qua đường lây truyền để phòng ngừa được lây truyền qua đường tiếp xúc, đường giọt bắn, đường không khí trong tình huống giả định (CĐRMH 3). * Năng lực tự chủ và trách nhiệm 6. Tự chủ, chủ động, nghiêm túc trong học tập, tìm kiếm thông tin liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện và các biện pháp phòng ngừa để giải quyết được một số tình huống giả định (CĐRMH 4). NỘI DUNG 1. Khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện Ngay từ thời Hypocrate đã có nhiều tài liệu mô tả những dịch bệnh và hội chứng bệnh thường xuất hiện ở những nơi thiếu điều kiện vệ sinh như bệnh viện, cơ sở chăm sóc người già, bệnh viện tế bần, nhà tù và nơi tập trung đông người mà ít thấy hơn ở cộng đồng những nơi con người sống tự do hoặc riêng lẻ. Nhiễm khuẩn mà người bệnh mắc phải trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở yế được gọi chung là nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). Tất cả các người bệnh nằm điều trị tại bệnh viện đều có nguy cơ mắc NKBV. Đối tượng có nguy cơ NKBV cao là trẻ em, người già, người bệnh suy giảm hệ miễn dịch, thời gian nằm điều trị kéo dài, không tuân thủ nguyên tắc vô trùng trong chăm sóc và điều trị, nhất là không tuân thủ rửa tay và sử dụng quá nhiều kháng sinh. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện được định nghĩa như sau: “ Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn 2 ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện”(sơ đồ 6.1). Để chẩn đoán NKBV người ta thường dựa vào định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán cho từng vị trí NKBV, ví dụ như nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn máu có liên quan đến dụng cụ đặt trong lòng mạch, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,... Hiện nay, theo hướng dẫn từ Trung tâm giám sát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các Hội nghị quốc tế đã mở rộng định nghĩa ca bệnh cho các vị trí nhiễm khuẩn khác nhau và hiện đang được áp dụng để giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trên toàn cầu. Dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và sinh học, các nhà khoa học đã xác định có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác nhau có thể xảy ra tại bệnh viện. Sơ đồ 6.1: Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn liên quan đến cơ sở y tế (CSYT) không chỉ là chỉ số chất lượng chuyên môn, mà còn là chỉ số an toàn của người bệnh, chỉ số đánh giá sự tuân thủ về thực hành của nhân viên y tế (NVYT), chỉ số đánh giá hiệu lực của công tác quản lý và là một chỉ số rất nhạy cảm đối với người bệnh và xã hội. 2. Nguyên nhân và hậu quả nhiễm khuẩn bệnh viện NKBV không chỉ gặp ở người bệnh mà còn có thể gặp ở NVYT và những người trực tiếp chăm sóc người bệnh. Do vậy, khi thực hiện những biện pháp KSNK trong các CSYT cần quan tâm đến cả hai đối tượng này 2.1. Nguyên nhân 2.1.1. Đối với người bệnh Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến các NKBV ở người bệnh như: - Các yếu tố nội sinh (do chính bản thân người bệnh): là các yếu tố các bệnh mãn 3 tính, mắc các bệnh tật làm suy giảm khả năng phòng vệ của cơ thể, trẻ sơ sinh non tháng và người già. Đặc biệt các vi sinh vật cư trú trên da, các hốc tự nhiên của cơ thể người bệnh có thể gây nhiễm khuẩn cơ hội, những người bệnh dùng thuốc kháng sinh kéo dài… - Các yếu tố ngoại sinh như: Vệ sinh môi trường, nước, không khí, chất thải, quá tải bệnh viện, nằm ghép, dụng cụ y tế, các phẫu thuật, các can thiệp thủ thuật xâm lấn… - Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của NVYT như sự tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn và vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế. 2.1.2. Đối với nhân viên y tế Ba nguyên nhân chính làm cho NVYT có nguy cơ bị lây nhiễm. Thường là khi họ bị phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh qua đường máu do tai nạn nghề nghiệp trong quá trình chăm sóc người bệnh, thường gặp nhất là: - Tai nạn rủi ro từ kim tiêm và vật sắc nhọn nhiễm khuẩn, - Bắn máu và ...

Tài liệu có liên quan: