Danh mục tài liệu

Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Dùng cho sinh viên Cao đẳng Hộ sinh) - CĐ Y tế Hà Nội

Số trang: 428      Loại file: docx      Dung lượng: 12.51 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Dùng cho sinh viên Cao đẳng Hộ sinh) được biên soạn với các bài học về: quy trình điều dưỡng tiếp nhận khách hàng, người bệnh đến khám, vào viện và chuẩn bị cho khách hàng người bệnh chuyển khoa, chuyển viện và ra viện; kỹ năng đo và đánh giá dấu hiệu sinh tồn; kỹ năng hỗ trợ hô hấp; kỹ năng dùng thuốc;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Dùng cho sinh viên Cao đẳng Hộ sinh) - CĐ Y tế Hà Nội ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI Giáo trình  ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ (TÀI LIỆU DÙNG CHO HỌC SINH ĐỐI TƯỢNG  CAO ĐẲNG HỘ SINH) Hà Nội 01/2023 BÀI 1: QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG MỤC TIÊU * Kiến thức 1. Trình bày được định nghĩa của quy trình điều dưỡng. 2. Phân tích được nội dung 5 bước trong quy trình điều dưỡng.   * Kỹ năng 3. Áp dụng quy trình điều dưỡng để nhận định được nhu cầu chăm sóc trên tình huống giả định. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm 4. Tự chủ, chủ động, nghiêm túc trong học tập, tìm kiếm thông tin, nghiên cứu tài liệu liên quan  đến quy trình điều dưỡng để giải quyết được một số tình huống giả định. NỘI DUNG 1. Giới thiệu Quy trình điều dưỡng được phát triển từ Học thuyết Khoa học giải quyết vấn đề. Học thuyết  này đã được các nhà nghiên cứu khoa học khám phá ra nhằm tạo sự an toàn và hiệu quả của việc   chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Một trong những chức năng điều dưỡng là thực hành chăm sóc người bệnh và chức năng   của người quản lý điều dưỡng trong đó có chức năng quản lý chuyên môn. Quy trình điều dưỡng  bao gồm các bước mà người điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh cần phải trải qua để hướng tới   kết quả mong muốn. Đối tượng chăm sóc của điều dưỡng là người bệnh, là con người, do đó khi   chăm sóc điều trị  chúng ta cần phải có những quyết đoán thật chính xác, mọi hành vi thực hiện  trên người bệnh cần phải được cân nhắc, việc làm nào cần ưu tiên làm trước, việc nào thực hiện   sau. Muốn thực hiện quy trình điều dưỡng được hiệu quả  người điều dưỡng cần thông suốt các   bước tiến hành và phải có những kiến thức khoa học cơ  sở như  Giải phẫu, Sinh lý học, Tâm lý  học, Bệnh học v.v.. lẫn kiến thức chuyên môn điều dưỡng đã được trang bị  trong quá trình đào   tạo và những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình chăm sóc thực tế trên người bệnh. 2. Định nghĩa quy trình điều dưỡng Quy trình điều dưỡng là một phương pháp giải quyết vấn đề  có hệ  thống theo quy trình   bằng cách sử dụng các nguyên tắc cơ bản của tư duy phê phán, lấy con người làm trung tâm, các   3 nhiệm vụ  hướng đến mục tiêu, khuyến nghị  thực hành dựa trên bằng chứng (EDP) và trực giác  điều dưỡng.Chăm sóc trên nền tảng khoa học, toàn diện, chất lượng và tình thương. 3. Cấu trúc của quy trình điều dưỡng ­ Quy trình điều dưỡng gồm 5 bước: + Nhận định + Chẩn đoán điều dưỡng/Xác định vấn đề chăm sóc + Lập kế hoạch + Thực hiện/Can thiệp + Lượng giá Sơ đồ: Cấu trúc của quy trình điều dưỡng 4. Nội dung của quy trình điều dưỡng 4.1. Nhận định 4.1.1. Định nghĩa - Là bước đầu tiên trong quy trình điều dưỡng, - Bao gồm: thu thập, thẩm định lại, sắp xếp và tổng hợp lại các thông tin liên quan đến   người bệnh. - Nhận định là bước rất quan trọng. Nếu các thông tin được thu thập, đánh giá không đầy   đủ hoặc thiếu chính xác kế hoạch sẽ bị lệch hướng, không phù hợp và kém hiệu quả. 4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin 4.1.2.1. Hỏi bệnh/Phỏng vấn * Nguồn thông tin + Người bệnh - Ở hầu hết các tình huống, người bệnh là nguồn thông tin tốt nhất. - Người bệnh có thể cung cấp thông tin chính xác nhất dựa vào tình trạng sức khoẻ của bản   thân họ. 4 - Chỉ  sử  dụng thông tin từ  nguồn khác mang tính chất chủ  quan nếu người bệnh không có  khả  năng nhận biết để  trả  lời các câu hỏi: trường hợp người bệnh bị  lẫn lộn không định  hướng được, không có khả năng để truyền đạt các thông tin cần thiết. + Gia đình và những người thân Gia đình và những người thân của người bệnh có thể cung cấp các thông tin về những vấn   đề  hiện tại, các thuốc đã dùng, tiền sử  dị ứng, bệnh mới mắc, hoặc các bệnh mắc phải trước kia   của người bệnh. + Các nhân viên y tế khác. Bác sỹ, nhà vật lý trị liệu có thể cho biết những thông tin khách quan rất thích hợp, cần thiết và  có ích trong một số trường hợp. * Mục đích của phỏng vấn   ­ Nhằm mục đích thu thập thông tin cần thiết cho chẩn đoán điều dưỡng. Tăng cường mối quan   hệ giữa điều dưỡng và người bệnh, đồng thời người bệnh nhận thông tin và tham gia vào xác định  vấn đề và thiết lập mục đích giải quyết vấn đề. Cuối cùng là giúp điều dưỡng quyết định lĩnh vực  cần can thiệp ­ Phỏng vấn trong nhận định ban đầu cần rộng và toàn diện nhưng phỏng vấn trong nhận định   liên tục có thể ngắn gọn và tập trung hơn * Các bước của hỏi bệnh/ phỏng vấn + Giới thiệu: để  thiết lập và tăng cường mối liên hệ  với người bệnh như  cách xưng hô,  giải thích mục đích hỏi, nhận định yếu tố ảnh hưởng đến hỏi (đau, lo lắng, sợ hãi) + Nội dung chính: Lý do vào viện, bệnh sử và diễn tiến của bệnh, tiền sử bản thân và gia   đình, tôn giáo, văn hóa, xã hội (nghề nghiệp...) thói quen, những kiến thức hiểu biết về bệnh ...

Tài liệu có liên quan: