Danh mục tài liệu

Giáo trình Flash: Phần 2

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.36 MB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Giáo trình Flash hướng dẫn cho các bạn sinh viên cách tạo một dự án flash có hiệu ứng động, sử dụng ngôn ngữ lập trình Action Script để điều khiển các đối tượng trong flash, hoàn thiện thước phim bằng các kĩ thuật nâng cao. Giáo trình dùng cho sinh viên nghề Công nghệ thông tin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Flash: Phần 2Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– CHƯƠNG 4: TẠO HOẠT CẢNH1. Tìm hiểu về Timeline TimeLine là vùng tương tác để tạo ra chuyển động trong movie của Flash.Để tạo ra chuyển động, TimeLine thay thế từng Frame một theo thời gian. Hình 4.1a – Vùng TimeLineTrong TimeLine, bạn có thể dễ dàng thấy được ba phần chính: Phần quản lýLayer (bên trái), Phần quản lý Frame (phía trên bên phải) và Phần quản lý Côngcụ (phía dưới bên phải).- Layer: Quản lý các lớp đối tượng. Mỗi một đối tượng trên Layer sẽ có một thanh TimeLine của riêng mình. Trong trường hợp minh họa trên, thì đối tượng trên Layer 1 nằm trên TimeLine phía dưới và đối tượng trên Layer 2 nằm trên TimeLine phía trên.- Thanh TimeLine: Chứa nhiều Frame. Khi tạo ra chuyển động, các Frame sẽ lần lượt thay thế cho nhau. Frame sau sẽ thay thế cho Frame trước đó. Ta có thể xem qua hành động bằng cách kéo Frame hiện tại (Frame đánh dấu màu đỏ) sang trái hoặc phải trên TimeLine. Các chức năng hiển thị trên thanh Timeline: Trong biểu tượng menu thả xuống nằm phı́a trê n bên phải có các chức năng sau: Tiny (siêu nhỏ), Small (nhỏ), Normal (bình thường), Medium (trung bình), Large (lớn), Preview (xem rõ hình), Preview in Context (xem rõ hình theo ngữ cảnh).- Vùng thanh công cụ - Gồm các công cụ sau đây:+ Center Frame: Xác định Frame trung tâm.+ Onion Skin: Cho phép hiển thị toàn bộ hình ảnh của đối tượng trên vùngFrame được chọn. Sự hiển thị này bao gồm toàn bộ đối tượng. 51Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 4.1b – Onion Skin+ Onion Skin Outlines: Cho phép hiển thị toàn bộ hình ảnh của đối tượng trênvùng Frame được chọn. Sự hiển thị này chỉ bao gồm viền của đối tượng. Hình 4.1c – Onion Skin Outlines+ Edit Multiple Frames: Cho phép hiển thị đối tượng gốc trên toàn bộ đối tượnghiển thị theo hai chức năng Onion Skin ở trên. Khi đó, ta có thể chỉnh sửa đốitượng+ Các thông số khác: - Current Frame – vị trí của Frame hiện tại (Frame được đánh dấu đỏ). - Frame rate – tốc độ chuyển động (tính bằng số Frame trên giây). Thông số Frame rate càng lớn, thì phim sẽ càng diến ra nhanh. Theo chuẩn của kĩ thuật 24 hình trên giây thì tốc độ này là 24fps. Hiển nhiên, bạn có thể thay đổi giá tri ̣ này. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích vì nó là chuẩn quốc tế. - Elapsed Time – thời gian thực thi từ vi ̣trí đầu tiên (frame 1) cho đến Frame hiện tại (current Frame) trên thanh TimeLine. 52Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Hình 4.1d – Onion Skin và Onion Skin Outlines kết hợp với Edit Multiple FramesMột số chức năng khi làm việc với TimeLine Khi làm việc với TimeLine, ta thường xuyên sử dụng đến hai phím tắt sauđây: + Phím F5: Chèn Frame vào thanh TimeLine (tương ứng với InsertFrame). Nếu vùng TimeLine trong thanh TimeLine đã được tạo Tween, thì nó sẽtự động giãn vùng Tween này (chèn thêm Frame vào trong vùng Frame đã tạoTween, các Frame mới tạo này cũng kế thừa Tween). Nếu chưa tạo Tween, thìnó đơn thuần sao chép toàn bộ các đối tượng trên keyframe liền ngay trước vi ̣trícủa frame được chèn. Khi thay đổi các đối tượng của bất kì một frame nào trongkhoảng này thì các các đối tượng trên các frame khác cũng sẽ được cập nhậttheo.+ Phím F6: Chèn KeyFrame vào thanh TimeLine (tương ứng với InsertKeyFrame). Frame cuối cùng khi chèn là một KeyFrame. Với KeyFrame này, tacó thể tạo điểm chốt cho hành động trong một movie. Khi kết hợp với Tween,nó sẽ tạo một chuyển động mềm mại cho movie của Flash. Điểm khác biệt khisử dụng Keyframe so với frame thông thường là frame thông thường chỉ đơnthuần sao chép các đối tượng của keyframe trước đó để tạo ra một dãy cáckhung hình giống nhau. Trong khi đó, keyframe sẽ tạo ra điểm chốt. Nó cũngsao chép toàn bộ các đối tượng của keyframe trước đó sang các frame liền ngaytrước keyframe tạo ra điểm chốt. Nhưng khi ta thay đổi đối tượng ở keyframemới tạo ra này, thì các các đối tượng trên các frame khác không thay đổi.Có thể tham khảo ví dụ sau đây, để hiểu rõ hơn về hai phím tắt này. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ tạo một hình chữ nhật có nền trắng và viềnđen (Hình 4.1e). Tại Frame thứ 5, bạn nhấp vào Frame này, nhấn phím F5. Sauđó, bạn thay đổi độ lớn của viền (thuộc tính Stroke = 5) Xem Hình 4.1f. Giờ bạn hãy kiểm tra độ lớn của viền trên mọi Frame. Nhưbạn thấy, viền của tất cả hình chữ nhật trên mọi Frame đều thay đổi thành 5.Bây giờ, ...