Danh mục tài liệu

Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (tập 1): Phần 1

Số trang: 77      Loại file: pdf      Dung lượng: 664.75 KB      Lượt xem: 87      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (tập 1): Phần 1 gồm có những nội dung chính sau: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học giáo dục quốc phòng - an ninh; quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh quân đội và bảo vệ tổ quốc; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dụng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (tập 1): Phần 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _____________________________________________ GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG - AN NINHDÙNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẬP MỘT NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO __________________________________________ Nguyễn Mạnh Hưởng, Trần Đăng Thanh, Đào Huy Hiệp, Đỗ Xuân Tảo,Vũ Quang Tạo, Nguyễn Trọng Xuân, Lưu Ngọc Khải, Nguyễn Từ Vượng,Hoàng Khắc Thông, Lê Đại Nghĩa, Lê Doãn Thuật, Nguyễn Hoàng Minh, TạNgọc Vãng Chịu trách nhiệm về nội dung Vụ Giáo dục Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo Biên tập nội dung Phạm Vĩnh Thông, Lê Doãn Thuật 2 LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Qua đótạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạo đức và rènluyện năng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược : xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn học Giáo dục quốc phòng -an ninh đã được xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nướcvà gần đây nhất Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03-5-2007 vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninhtrong tình hình mới, Chính phủ cũng có Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10-7-2007 về Giáo dục quốc phòng - an ninh. Quán triệt chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáodục quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của mục tiêu giáodục và thực tiễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, BộCông an nghiên cứu, biên soạn bộ sách Giáo trình Giáo dục quốc phòng - anninh dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng gồm hai tập. Bộ sách nàyđã được Hội đồng thẩm định liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Quốc phòng - BộCông an nghiệm thu. Nội dung sách đã cập nhật được những vấn đề mới, phùhợp với chương trình mới ban hành, Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày24-12-2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức xuất bản và giới thiệu bộ sách Giáo trìnhGiáo dục quốc phòng - an ninh với bạn đọc. Hi vọng bộ sách này sẽ giúp íchđược nhiều cho giảng viên, sinh viên và nhà trường trong việc thực hiện nhiệmvụ giáo dục quốc phòng, an ninh toàn dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, songkhó tránh khỏi những sơ suất nhất định. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiếnđóng góp của các đồng chí giảng viên, cán bộ chỉ đạo để bộ sách ngày cànghoàn thiện. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Nhà xuất bản Giáo dục 81 trần HưngĐạo, Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn. NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 3 Bài 1 ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG - AN NINH I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học Giáodục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN), góp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn họcGDQP-AN, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, anninh nhân dân ngay khi đang học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trícông tác tiếp theo. II - ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm đường lối quân sự của Đảng,công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết. 1. Nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lí luận của Đảng vềđường lối quân sự, bao gồm: những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác - Lê nin,tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc ; quan điểmcủa Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổquốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, an ninh nhân dân ; về kết hợp pháttriển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và một số nộidung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kì. Học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân độivà bảo vệ Tổ quốc mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luậnđể Đảng ta đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền quốc phòngtoàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành chiến tranh nhândân bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay khôngchỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, hải đảo mà còn phải bảo vệĐảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền văn hóa của dân tộc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: