Danh mục tài liệu

Giáo trình Giống cây trồng (Nghề: Trồng trọt - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Lào Cai

Số trang: 63      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.80 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 1    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Giống cây trồng (Nghề: Trồng trọt - Trung cấp) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Những khái niệm cơ bản về giống và công tác chọn tạo giống cây trồng; Nguồn gen thực vật trong chọn tạo giống; Lai và ứng dụng ưu thế lai trong chọn giống; Chọn giống đột biến gen và đa bội thể;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Giống cây trồng (Nghề: Trồng trọt - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Lào Cai ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH GIỐNG CÂY TRỒNG NGÀNH: TRỒNG TRỌT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤPBan hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐLC ngày… tháng…năm 2019 của Hiệu Trưởng trường Cao đẳng Lào Cai Lào Cai - năm 2019 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyênbản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lànhmạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI NÓI ĐẦU Cuộc “Cách mạng xanh” ở cây lúa mì và cây lúa nước thông qua các gen lùn đã mang lại đời sống ấm no cho hàng triệu người. Ngày nay, nhờ ứng dụng kỹ thuật ADN tái tổ hợp để chuyển các gen có ích, chọn giống cây trồng là một trong những ngành sản xuất đóng góp to lớn cho lợi ích loài người. Giáo trình Giống cây trồng là một tài liệu tham khảo được hình thành từ nhu cầu thựctiễn của chương trình đào tạo ngành trồng trọt, bám sát vào những kiến thức, kỹ năng và yêu cầuvề thái độ quy định trong chương trình khung và môn học bắt buộc của ngành.Giáo trình sử dụng cho cả hệ trung cấp và cao đẳng. Trong đó, hệ cao đẳng được mở rộng,học sâu và kỹ hơn trong từng chương. Giáo trình gồm 6 chương cụ thể với chương 1, 2 trình bày về khái niệm giống và công tác trong chọn giống, nguồn gen trong chọn giống, các chương 3, 4, 5 trình bày các phương pháp chọn tạo giống cơ bản, đặc thù với phương thức sinh sản: tự thụ phấn, giao phấn và sinh sản vô tính, đột biến, đa bội thể. Chương 6 cung cấp cho sinh viên những nguyên lý liên quan công nhận giống, duy trì và sản xuất giống. Nội dung gồm chương: Chương 1: Những khái niệm cơ bản về giống và công tác chọn tạo giống cây trồng Chương 2: Nguồn gen thực vật trong chọn tạo giống Chương 3: Lai và ứng dụng ưu thế lai trong chọn giống Chương 4: Chọn giống đột biến gen và đa bội thể Chương 5: Chọn lọc giống cây trồng Chương 6: Sản xuất giống và kỹ thuật sản xuất hạt giống Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo cũng như các sinh viên để giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả ThS Lê Thị Minh Thảo Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỐNG VÀ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHỌN TẠO GIỐNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNGTÁC GIỐNG 1.1.1 Khái niệm về công tác chọn tạo giống cây trồng Chọn giống cây trồng là một nghệ thuật và khoa học cải tiến di truyền của thực vật vì lợiích của loài người. Chọn giống cây trồng đồng nghĩa với cải tiến cây trồng. Trong quá khứ, khicon người biết thuần hóa cây dại thành cây trồng chọn giống là một nghệ thuật chọn lọc, đó làkhả năng quan sát và phân biệt những cá thể phù hợp với mục đích kinh tế, thẩm mỹ của mình.Chọn giống mang tính khoa học khoảng 200 năm trở lại đây, đặc biệt khi tái phát hiện các địnhluật của Mendel và đầu thế kỷ 20 chọn giống mang tính khoa học nhiều hơn tính nghệ thuật.Gần đây, công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền cho phép chuyển bất kỳ gen nào vào cây gọilà cây chuyển gen. Bảng 1.1 so sánh đặc điểm của phương pháp chọn giống truyền thống vàphương pháp chọn giống hiện đại. Bảng 1.1 Phương pháp chọn giống truyền thống và chọn giống công nghệ sinh học Đặc điểm Chọn giống truyền thống Chọn giống hiện đại Gen được chuyển Chỉ các gen từ cây trồng Gen có ích từ bất kỳ cơ thể cùng loại hoặc các loài họ sống nào (Virus. Vi khuẩn, hàng tương hợp nắm men, thực vật, động vật..) Phương pháp chuyển gen Lai và chọn lọc Kỹ thuật di truyền Thời gian thu nhận cây mới Trên 2 năm Dưới 2 năm Chi phí chọn giống Thấp Cao Công nghệ sử dụng Cơ bản, đơn giản Kỹ thuật cao, khó 1.1.2 Quá trình hình thành công tác giống Nông nghiệp trở thành một phương thức sản xuất lương thực thực phẩm chủ yếu khoảng10.000 năm trước đây, con người chuyển từ săn bắn hái lượm sang chăn nuôi trồng trọt, biếnđổi sinh thái phù hợp với nhu cầu của mình và cũng bắt đầu biết cách tác động vào quá trìnhtiến hoá tự nhiên bằng con đường chọn tạo giống cây trồng và vật nuôi. Sự đa dạng sinh họccủa trái ...