Danh mục tài liệu

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp - Trường Cao đẳng Y Hà Nội

Số trang: 68      Loại file: docx      Dung lượng: 160.82 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát chung về giao tiếp; Các phương tiện giao tiếp; Phong cách giao tiếp; Các kỹ năng giao tiếp cơ bản; Giao tiếp trực tiếp; Giao tiếp qua điện thoại; Một số tình huống giao tiếp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp - Trường Cao đẳng Y Hà NộiBỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y HÀ NỘI GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP Tài liệu lưu hành nội bộ 1 BÀI MỞ ĐẦU1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC1.1. Vị trí và tính chất của môn học Môn học kỹ năng giao tiếp thuộc nhóm các môn học cơ sở trong chương trình đàotạo của ngành Chăm sóc sắc đẹp. Nó cũng rất hữu ích đối với sinh viên theo học nhiềuchuyên ngành khác, chẳng hạn như quản trị kinh doanh, du lịch v.v Kỹ năng giao tiếp vừa là môn học lý thuyết, vừa là môn học thực hành. Trong quátrình học, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về giao tiếp, ứng xử, đồngthời thực hành để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức môn học vào các tình huốnggiao tiếp hằng ngày cũng như trong hoạt động nghề nghiệp sau này.1.2. Mục tiêu của môn học Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về giao tiếp và ứng xử theo truyền thống dân tộc và theo thông lệ quốc tế, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Về kỹ năng: Hình thành ở sinh viên các kỹ năng cơ bản sau: + Kỹ năng phân tích, đánh giá các quan hệ giao tiếp một cách hợp lý, trên cơ sở đósinh viên có thể hoàn thiện hoạt động giao tiếp của mình; + Kỹ năng sử dụng tối ưu các phương tiện giao tiếp, bao gồm phương tiện ngônngữ va các phương tiện phi ngôn ngữ; + Kỹ năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ cần thiết trong cuộc sốngcũng như trong hoạt động nghề nghiệp trong tương lai; + Kỹ năng vận dụng kiến thức của môn học vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp,giải quyết tốt công việc của một kỹ thuật viên CSSĐ, như: tư vấn sản phẩm – dịch vụ,gọi và trả lời điện thoại, tiếp khách, tham gia thương lượng V.V. Về thái độ: Giúp sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc trở thành mộtngười giao tiếp giỏi, trên cơ sở đó hình thành ở các em thái độ đúng đắn đối với mônhọc cũng như với việc rèn luyện các phẩm chất giao tiếp nghề nghiệp của một chuyênviên chăm sóc sắc đẹp.1.3. Yêu cầu của môn học Nắm được bản chất, các khía cạnh của quá trình giao tiếp: truyền thông, nhận thức vàảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp, đặc điểm của giao tiếp trong hoạt động nghềnghiệp. Nắm được những nét riêng, những phong tục, tập quán của dân tộc cũng nhưnhững nguyên tắc, những thông lệ quốc tế trong giao tiếp, ứng xử hiện đại; Nắm được những nguyên tắc, những lý luận cơ bản về giao tiếp trực tiếp, giaotiếp qua thư tín, điện thoại V.V.; Tích cực, chủ động trong học tập, đặc biệt là trong giờ học thực hành để hìnhthành các kỹ năng giao tiếp, đồng thời không ngừng trau dồi, rèn luyện cả trong đờisống thường nhật để nâng lên thành kỹ xảo, nghĩa là thống lĩnh nghệ thuật giao tiếp. 3 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾPI. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP1. Giao tiếp là gì? Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và pháttriển của những cộng đồng xã hội nhất định. Không ai có thể sống, hoạt động ngoài giađình, bạn bè, địa phương, tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội. Người La Tinh nói rằng:“Ai có thể sống một mình thì người đó hoặc là thánh nhân, hoặc là quỷ sứ”. Trong quátrình sống và hoạt động, giữa chúng ta với người khác luôn tồn tại nhiều mối quan hệ.Đó có thể là quan hệ dòng họ, huyết thống như cha mẹ - con cái, ông bà - cháu chắt,anh em, họ hàng; quan hệ hành chính - công việc như: thủ trưởng - nhân viên, nhânviên - nhân viên; quan hệ tâm lí như: bạn bè, thiện cảm, ác cảm V.V...Trong các mốiquan hệ đó thì chỉ một số ít là có sẵn ngay từ khi chúng ta cất tiếng chào đời (chẳnghạn, quan hệ huyết thống, họ hàng), còn đa số các quan hệ còn lại chủ yếu được hìnhthành, phát triển trong quá trình chúng ta sống và hoạt động trong cộng đồng xã hội,thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ, liên lạc đa dạng với người khác mà chúng tathường gọi là giao tiếp. Vây, giao tiếp là gì? Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người với conngười nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định. Ví dụ: Giám đốc gặp gỡ đối tác, trưởng phòng trò chuyện với nhân viên, bạn bèthư từ cho nhau...2. Vai trò của giao tiếp Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống củamỗi con người và cả trong công tác văn phòng.2.1. Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội Đối với xã hội, giao tiếp là điều kiện của sự tổn tại và phát triển xã hội. Xã hội làmột tập hợp người có mối quan hệ qua lại với nhau. Chúng ta hãy thử hình dung xemxã hội sẽ như thế nào nếu mọi người tồn tại trong đó không có quan hệ gì với nhau,mỗi người chỉ biết mình mà không biết, không quan tâm, không có liên hệ gì vớinhững người xung quanh? Đó không phải là xã hội mà chỉ là một tập hợp rời rạcnhững cá n ...