Danh mục tài liệu

Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện: Phần 1

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.35 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Điện công nghiệp đã được Tổng cục Dạy nghề ban hành. Nội dung phần 1 trình bày các kiến thức và kỹ năng cơ bản về lắp đặt điện, thực hành lắp đặt đường dây trên không, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện: Phần 1 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện được xây dựng và biên soạn trên cơ sởchương trình khung đào tạo nghề Điện công nghiệp đã được Tổng cục dạy nghềBan hành. Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc, được các giảng viên,kỹ thuật viên có kinh nghiệm, đang trực tiếp sản xuất cùng với các chuyên giađã tổ chức nhiều hoạt động hội thảo, lấy ý kiến...., đồng thời, căn cứ vào tiêuchuẩn kiến thức, kỹ năng của nghề để biên soạn. Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện được tập thể cán bộ, giảng viên, kỹ sưcủa Trường Cao đẳng nghề Yên Bái giàu kinh nghiệm biên soạn. Trong quá trình thực hiện, ban biên soạn đã nhận được nhiều góp ý kiếnthẳng thắn, khoa học, trách nhiệm của nhiều chuyên gia, công nhân bậc caotrong lĩnh vực nghề Điện công nghiệp. Song do điều kiện thời gian, nên giáotrình không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được những ý kiếngóp ý để giáo trình này được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu thực tế sảnsuất của các doanh nghiệp hiện tại và tương lai. Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện được biên soạn theo nguyên tắc: tínhđịnh hướng thị trường lao động; tính hệ thống và khoa học; tính ổn định và linhhoạt; hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và thế giới; tính hiệnđại và sát thực với sản suất. Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện nghề Điện công nghiệp cấp trình độ lànhnghề đã được hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng nghề Yên Bái nghiệm thu,nhất trí đưa vào sử dụng và được làm giáo trình giảng dạy. 1 Bài 1: CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ LẮP ĐẶT ĐIỆN1- Khái niệm chung về kỹ thuật lắp đặt điện1.1.Tổ chức công việc lắp đặt điện. Nội dung tổ chức công việc bao gồm các hạng mục chính sau: - Kiểm tra và thống kê chính xác các hạng mục công việc cần làm theothiết kế và các bản vẽ thi công. - Lập bảng thống kê tổng hợp các trang thiết bị, vật tư, vật liệu cần thiếtcho việc lắp đặt. - Lập biểu đồ tiến độ lắp đặt, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ, taynghề bậc thợ, trình độ chuyên môn theo từng hạng mục, khối lượng và đốitượng công việc. - Lập biểu đồ điều động nhân lực, vật tư và các trang thiết bị theo tiến độlắp đặt. - Soạn thảo các phiếu công nghệ trong đó miêu tả chi tiết công nghệ,công đọan cho tất cả các dạng công việc lắp đặt được đề ra theo thiết kế. - Chọn và dự định lượng máy móc thi công, các dụng cụ phục vụ cho lắpđặt cũng như các phụ kiện cần thiết để tiến hành công việc lắp đặt. - Xác định số lượng các phương tiện vận chuyển cần thiết. - Soạn thảo hình thức thi công mẫu để thực hiện các công việc lắp đặtđiện cho các trạm mẫu hoặc các công trình mẫu. - Soạn thảo các biện pháp an toàn về kỹ thuật. Việc áp dụng thiết kế tổ chức công việc lắp đặt điện cho phép tiến hànhcác hạng mục công việc theo biểu đồ và tiến độ thi công cho phép rút ngắnđược thời gian lắp đặt, nhanh chóng đưa công trình vào vận hành. Biểu đồ tiếnđộ lắp đặt điện được thành lập trên cơ sở biểu đồ tiến độ của các công việc lắpđặt và hòan thiện. Khi biết được khối lượng, thời gian hoàn thành các công việclắp đặt và hoàn thiện giúp ta xác định được cường độ công việc theo số giờ -người. Từ đó xác định được số đội, số tổ, số nhóm cần thiết để thực hiện côngviệc. Tất cả các công việc này được tiến hành theo biểu đồ công nghệ, việc tổchức được xem xét dựa vào các biện pháp thực hiện công việc lắp đặt. Việc vận chuyển vật tư, vật liệu phải tiến hành theo đúng kế họach và cầnphải đặt hàng chế tạo trước các chi tiết về điện đảm bảo sẵn sàng cho việc bắtđầu công việc lắp đặt. Các trang thiết bị vật tư, vật liệu điện phải được tập kết gần công trìnhcách nơi làm việc không quá 100m. 2 Ở mỗi đối tượng công trình, ngoài các trang thiết bị chuyên dùng cần cóthêm máy mài, ê tô, hòm dụng cụ và máy hàn cần thiết cho công việc lắp đặtđiện.1.2.Tổ chức các đội nhóm chuyên môn. Khi xây dựng, lắp đặt các công trình điện lớn, hợp lý nhất là tổ chức cácđội, tổ, nhóm lắp đặt theo từng lĩnh vực chuyên môn. Việc chuyên môn hóa cáccán bộ và công nhân lắp đặt điện theo từng lĩnh vực công việc có thể tăng năngsuất lao động, nâng cao chất lượng, công việc được tiến hành nhịp nhàng khôngbị ngưng trệ. Các đội nhóm lắp đặt có thể tổ chức theo cơ cấu sau: - Bộ phận chuẩn bị tuyến công tác: Khảo sát tuyến, chia khoảng cột, vị trímóng cột theo địa hình cụ thể, đánh dấu, đục lỗ các hộp, tủ điện phân phối, đụcrãnh đi dây trên tường, sẻ rãnh đi dây trên nền. - Bộ phận lắp đặt đường trục và các trang thiết bị điện, tủ điện, bảng điện. - Bộ phận điện lắp đặt trong nhà, ngoài trời. - Bộ phận lắp đặt các trang thiết bị điện và mạng điện cho các thiết bị,máy móc cũng như các công trình chuyên dụng… - Thành phần, số lượng các đội, tổ, nhóm được phân chia phụ thuộc vàokhối lượng và thời hạn hoàn thành công việc.Một số ký hiệu thường dùng Bảng 1.1 Một số các kí hiệu của các thiết bị điện Số Ký hiệu Tên gọi TT 1 Nối với nhau về cơ khí 2 Vận hành bằng tay 3 Vận hành bằng tay, nút ấn 4 Vận hành bằng tay, kéo 5 Vận hành bằng tay, xoay 6 Vận hành bằng tay, lật 7 Cảm biến 8 Ỏ trạng thái nghỉ 9 Mở chậm 10 Đóng chậm 11 Dây dẫn ngoài lớp trát 312 ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: