Danh mục tài liệu

Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư: Phần 2

Số trang: 207      Loại file: pdf      Dung lượng: 821.00 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư trình bày những nội dung về: Chương 4 - Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với khách hàng; Chương 5 - Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp; Chương 6 - Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư: Phần 2 Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư Chương 4 QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG 1. Những vấn đề chung 1.1. Quan hệ giữa luật sư và khách hàng Trong lịch sử hình thành và phát triển NLS trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sứ mệnh nghề nghiệp, mục đích và kỹ năng hành nghề đều khởi nguồn từ nhu cầu của khách hàng, những người yếu thế để đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm từ các chủ thể quyền lực, tố tụng và chủ thể khác. Do đó, nói tới vai trò của LS trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng là nói tới những tác động, ảnh hưởng của LS trong tiến trình tố tụng và trong đời sống xã hội thông qua chức năng cao quý của nghề nghiệp, góp phần vào quá trình dân chủ hóa hoạt động tư pháp, tạo lập công bằng xã hội. Thông qua hoạt động nghề nghiệp, LS không chỉ thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, mà còn bảo vệ pháp luật, công lý như là các đại lượng phản ánh niềm tin của người dân vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người. Tuy nhiên, ở đây cũng phải làm rõ một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng chưa nhiều LS quan tâm đến, đó là tình trạng một số khách hàng không thể nhận biết một cách đầy đủ về khả năng của LS, bao gồm trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Trong đa số trường hợp, khách hàng tự tìm đến LS (qua giới thiệu của bạn bè, qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng...) và hết sức tin tưởng vào LS. Trong khi đó, yêu cầu của khách hàng không giống nhau cho tất cả các vụ việc, chưa kể tư cách tham gia tố tụng của họ là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan... Một LS liêm chính cần phải chia sẻ cho khách hàng biết 178 Học viện Tư pháp mức độ khả năng chuyên môn của mình, mà không phải bất cứ việc gì đều nhận tư vấn, bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi. Trong thực tiễn xét xử hình sự, có những LS có khả năng chuyên môn và kinh nghiệm trong các vụ án đặc thù nhất định (tội phạm về kinh tế, tham nhũng, xâm phạm sở hữu...), nhưng có thể lại rất ít kinh nghiệm trong các vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, về án ma túy, về sở hữu công nghiệp... Trong lĩnh vực tư vấn, có nhiều LS có hiểu biết và khả năng hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế, dân sự, nhưng các lĩnh vực M&A, bảo hộ sở hữu trí tuệ, thương mại có yếu tố nước ngoài, không phải LS nào cũng đủ khả năng để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nói cách khác, LS phải biết từ chối những vụ việc vượt quá khả năng và kinh nghiệm của mình. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với các LS, nhất là một số LS trẻ mới bước vào nghề. Trong một TCHNLS, cũng nên phân loại vụ việc cho những LS có kiến thức và kỹ năng hành nghề khác nhau, mới có thể tích lũy kinh nghiệm và đáp ứng được nhu cầu chính đáng của khách hàng. Về phương diện đạo đức nghề nghiệp, LS không nên tạo ra ảo tưởng cho khách hàng là mình có thể giải quyết vụ việc một cách tốt hơn các LS khác, hoặc gián tiếp thông báo cho khách hàng mình có mối liên hệ nào đó với những người tiến hành tố tụng, đặt khách hàng vào tình thế phải nhờ mình làm LS mà không phải nhờ người khác có khả năng thật sự. Nhận biết rõ khách hàng của LS là ai là một khía cạnh cần quan tâm trong khi tiếp xúc với khách hàng. Thật ra, trong vụ án hình sự, pháp luật tố tụng cho phép người bị tạm giữ, bị can được nhờ và LS được tham gia bào chữa từ giai đoạn tạm giữ, khởi tố điều tra (khởi tố bị can). Tuy nhiên, trong thực tế đã xảy ra một số trường hợp CQTHTT có thể làm “khó dễ” đối với LS. Mặt khác, phải thừa nhận trong thực tiễn đời sống, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng là một con người, có những mối quan hệ khác nhau (trong gia đình, xã hội, đơn vị công tác...), nên khi xảy ra vụ việc bị tạm giữ, bị bắt tạm giam, người đến nhờ LS có thể chỉ là bạn bè, người “quen đặc biệt” nào đó... Về mặt pháp lý, pháp luật về LS và pháp luật về tố tụng hình sự không phân biệt bắt buộc đích danh người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền nhờ LS và quy chế hoạt động của Đoàn LS cũng không cấm gia đình, thân nhân của họ đến liên hệ nhờ LS 179 Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư bào chữa, nhất là trong điều kiện bị can, bị cáo bị tạm giữ hoặc tạm giam. Do đó, khi tiếp xúc với một người đến liên hệ nhờ bào chữa, LS cần tìm hiểu mối liên hệ của người này với đương sự, nhận biết chính xác mối quan hệ đó để có ứng xử cho đúng mực. Điều này hết sức quan trọng, vì thực tế đã xảy ra trường hợp là một bị can bị bắt tạm giam, người đến nhờ LS có “quan hệ tình cảm” mà không phải là vợ của bị can, dẫn đến việc than phiền của gia đình, cũng như tranh chấp nhau trong việc giành “suất thăm nuôi định kỳ” trong trại tạm giam giữa hai người này. Ngoài ra, có trường hợp người đến nhờ LS là người môi giới, móc nối theo đơn đặt hàng hoặc “ăn chia” trên tỷ lệ thỏa thuận thù lao của khách hàng nên LS cần hết sức cẩn trọng đối với các đối tượng loại này. Trong thực tế, có một số trường hợp khách hàng nhầm lẫn tư cách, quyền và nghĩa vụ của LS trong đời sống với trong quá trình tham gia tố tụng, là do nhận thức và cách hiểu chưa đúng về thực hiện chức năng xã hội và vai trò, vị thế của LS, nên đã đòi hỏi, yêu cầu LS tiến hành những công việc chưa đúng, chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Ví dụ 1: Trong một vụ án hình sự, thân nhân của gia đình bị can A đến nhờ LS tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, LS đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, tận tâm giúp đỡ bị can được tại ngoại, điều tra, nghiên cứu hồ sơ và trao đổi thường xuyên với bị can. Tuy nhiên, bị can sau khi được tại ngoại, mặc dù vụ án chưa được xét xử sơ thẩm, lại yêu cầu LS phải khởi kiện Điều tra viên, Kiểm sát viên và ch ...