Danh mục tài liệu

Giáo trình Mĩ thuật - Tập 2 (tập nặn và cắt xé dán): Phần 2

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 17.60 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Giáo trình Mĩ thuật - Tập 2 (tập nặn và cắt xé dán) có nội dung trình bày một số kiến thức và kĩ năng cơ bản của cắt, xé dán giấy như vài nét về đặc điểm của cắ, xé dán giấy; chất liệu và phương pháp thể hiện hình cắt, xé dán giấy; cắt, xé dán giấy ở trường mẫu giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Mĩ thuật - Tập 2 (tập nặn và cắt xé dán): Phần 2 CHƯƠNG IIMỘT SỐ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN CỦA CẮT, XÉDÁN GIẤYI. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẮ, XÉ DÁN GIẤY1. Khái niệm1.1. Cắt, xé dán giấy màu là loại tạo hình trên mặt phẳng. Sau khi căt, xé dán giấyhình lên nền giấy,…ở mẫu giáo chủ yếu là cắt, xé dán giấy màu lên mặt giấy. Giấynền có thể là giấy màu hoặc giấy trắng. - Cắt, xé dán giấy có thể tạo thành tranh ảnh tĩnh vật, chân dung, phongcảnh, tranh sinh hoạt và tranh về các con vật,…1.2. Cắt giấy: dùng kéo, dao để cắt, rọc giấy thành hình theo ý muốn, như quả cây,ngôi nhà,…Cắt giấy có đặc điểm như sau: + Hình cắt không đòi hỏi đúng, chính xác như thật, chỉ cần rõ đặc điểm củađối tượng. + Nét cắt hình: đanh, gọn, sắc, thẳng, cong theo ý muốn.1.3. Xé giấy: dùng tay để xé giấy thành hình theo ý muốn. Vì thế: + Hình xé giấy không yêu cầu đúng, chính xác như thật, cần rõ đặc điểm. + Nét xé mềm, không thẳng, không nhẵn nhụi như nét cắt, mà cần rõ nét 1xơm , to mảnh khác nhau để diễn tả hình. Cắt, xé dán hình tạo ra sản phẩm trên mặt phẳng bằng giấy màu. Vì thế màusắc thường rực rỡ, tươi sáng hoặc trầm đậm. Ví dụ: cảnh lễ hội cần chọn giấy cómàu sắc vui tươi; ngày nắng cần màu chói chang; mùa Xuân cần chọn màu giấytươi, rực rỡ; ngày mưa cần chọn giấy tối màu, đậm,…Do vậy, chọn màu giấy đểcắt, xé là cần thiết, sao cho màu phù hợp với nội dung hoặc theo ý thích. Sản phẩmcủa hai loại tạo hình này gọi là tranh cắt hay tranh xé dán giấy màu. Trong bức tranh có thể kết hợp giữa cắt, xé dán và dùng bút dạ để nhấnmạnh chỗ cần thiết.2. Nguồn gốc của cắt, xé dán giấy Căt, xé dán giấy cũng có lịch sử phát triển khá sớm, bắt đầu tự làm đồ tthờcũng của người xưa như vàng, hương, quần áo cho người đã khuất, sau trở thànhnghề thủ công của một số người ở nhiều vùng: làm hàng mã, cắt trổ hình các convật bằng giấy màu để trang trí nhiều mặt hàng tiêu dùng. Các nghệ nhân dân gianĐông Hồ trổ giấy rất tinh xảo, hình các bông hoa, con vật được cách điệu cao, trởthành một bộ phận không thể tách rời với tranh dân gian Đông Hồ. 47II. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN HÌNH CẮT, XÉ DÁN GIẤY1. Chất liệu Chất liệu để cắt, xé, trổ hình cso thể là giấy màu hoặc vải. Nhưng phổ biếnlà giấy màu. Giấy màu là chất liệu thông dịng dùng cho cắt, xé, dán ở mẫu giáo.Giấy màu để cắt, xé, trổ hình có nhiều màu sắc: đỏ, vàng, tím, xanh lục, xanh datrời, da cam, đen,…người ta có thể dùng các loại giấy báo (có nhiều màu) để cắt,xé, trổ hình cũng tạo nên những đạm nhạt của các màu, làmcho hình sinh động và phong phú hơn. Lưu ý: Cắt, xé, trổ hình trước, xếp lên giấy nền điềuchỉnh để có bố cục đẹp rồi mới dãn. Dùng hồ giữ vị trí củacác hình trước. Sau đó có thể bổ sung, không nên vừa xé, vừacắt, vừa dán một lúc.2. Cách tiến hành cắt, xé, trổ hình2.1. Cắt hìnha) Cắt theo hình vẽ trước - Vẽ hình theo ý thích ở mặt trước hoặc mặt sau giấyrồi dùng kéo cắt theo. Cách cắt hình dành cho trẻ mẫu giáohoặc những ai chưa “quen” với cách tạo hình. - Xếp hình đã cắt lên nền theo ý định bố cục rồi dán.b) Cắt hình theo trục đối xứng - Gấp giấy theo các trục đối xứng. - Vẽ nét - Cắt theo nét vẽ. - Mở ra sẽ có hình như ý muốn. 48 Hình cắt qua trục đảm bảo cân đối, đều nhau. - Xấp hình đã cắt lên nền theo ý định bố cục rồi dán.c) Cắt hình theo tưởng tượng - Không vẽ trước mà dùng kéo cắt hình theocảm xúc. Cách cắt hình này đòi hỏi người thực hiệnphải hình dung đối tượng rõ ràng trong trí nhỡ. - Xếp hình đã cắt lên nền theo ý định bố cụcrồi dán.2.2. Xé hình Có các cách xé hình như sau:a) Xé hình theo nét vẽ trước - Vẽ hình ở mặt trước hoặc mặt sau giấy theoý thích. - Đặt giấy xuống nền (bàn hoặc đất), tay tráigiữ giấy, tay phải nâng mộtphần giấy để xé theo nétvẽ cong hay xiên,… - Xếp hình đã xé lên giấy nền theo bố cục rồimới dán.b) Xé theo trí nhớ hoặc tưởng tượng - Cũng như cắt hình, xé hình theo trí nhớ. - Đòi hỏi ngườithực hiện hình dung đối tượngtrong đầu, có nghĩa là thuộc hình định xé. - Xếp hình đã xé lên giấy nền theo bố cục rồimới dán.c) Xé hình vụn - Vẽ hình định xé lên mặt giấy nền sao cho rõnội dung. - Xé giấy vụn rồi xếp hình vào hình đã vẽ saocho “kín”. - Dán hình theo cách đã xếp. 49Lưu ý: - Có thể có nhiềumẫu giẩy vụn mới kín một mảng hình. - Có thể chỉ một, hai mảnh giấy lớn là một mảng. - Có thể xé giấy một hay nhiều màu tạo cho hình xé phong phú: có đậm nhạt, có các mảng màu khác nhau. - Các hình xé không nhất thiết phải “khớp” các ranh giới, mà có thể “chồng” lên nhau. - Có thể dùng bút dạ đen để “nhấn” nét ở tranh xé dán. ...

Tài liệu có liên quan: